Thịt chó là thức ăn giàu chất dinh dưỡng và là món “khoái khẩu” của nhiều người. Thậm chí, thịt chó coi được coi là “quốc hồn quốc túy”, là nét ẩm thực riêng có của người Việt Nam.
Thế nhưng, người ta quan niệm rằng ăn thịt chó vào đầu năm hay đầu tháng thì cả năm, cả tháng đó sẽ xui xẻo, không may mắn. Tuy vậy, thịt chó lại được coi là món giải xui nếu ăn vào cuối tháng.
Người ta quan niệm rằng ăn thịt chó vào đầu năm hay đầu tháng thì cả năm, cả tháng đó sẽ xui xẻo, không may mắn.
“Thịt chó giải xui” cuối năm là nét văn hóa thú vị của người Việt
Thịt chó xuất xứ từ đâu?
Ngược dòng lịch sử đã có rất nhiều những sự tích xung quanh món “cầy tơ”, nhưng cho tới nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác rằng thịt chó có bắt nguồn từ đâu, bởi năm châu bốn bể đều có những sự tích riêng và cách chế biến thịt chó riêng theo từng phong tục từng vùng miền cũng khác nhau.
Món thịt chó tương truyền xuất phát từ Trung Quốc vào khoảng 500 năm trước công nguyên và được coi là một trong những món ăn bổ dưỡng trong mùa đông giá lạnh, xua đuổi tà ma và những điều không may. Món “thịt chó” vô cùng phổ biến tại khu vực địa phận Quảng Đông và Quảng Tây Trung Quốc, cận kề với biên giới phía bắc Việt Nam.
Ban đầu, món thịt chó chỉ được phục vụ trong nạn đói khi con người cạn kiệt lương thực, nhưng dần về sau vị ngon của món ẩm thực này đã được nhân rộng và trở thành một nét ẩm thực của người dân vùng Đông Nam Á nói chung và đặc biệt là người Việt nói riêng. Một lý do khác để coi việc thịt chó trở thành món ăn vô cùng phổ biến có thể là vì mọi người ăn để nhớ lại quãng thời gian khó khăn đã qua.
Những quan niệm và tín ngưỡng xung quanh việc “ăn thịt chó giải xui”
Trong tiếng Quảng Tây, từ thịt chó được phát âm “gáu” trùng với âm của con số 9, tượng trưng cho sự trường cửu của vạn vật. Người xứ Quảng quan niệm ăn thịt chó sẽ mang lại sự trường cửu, nối dài tuổi thọ cũng như phúc lộc một đời người. Dần dần những quan niệm của người xứ Quảng được du nhập về Việt Nam và trở thành một xu hướng ẩm thực đặc sắc.
Không rõ chính xác khoảng thời gian nào và địa danh nào là nơi đầu tiên xuất hiện món “thịt chó”, thế nhưng mỗi khi nhắc đến nó, người ta thường nhớ về làng Nhật Tân ven Hồ Tây như là nơi khởi điểm cho thứ “ẩm thực” dân dã này.
Từ đó, món thịt chó được biết đến rộng rãi như một món ăn giải “xui” và đem lại những điều mới mẻ. Sau một tháng âm lịch hoặc khi kết thúc năm không như ý, người Việt thường tìm đến thịt chó để “đổi vận” và hi vọng sẽ có một thàng mới tốt đẹp, một năm gặp nhiều may mắn hơn.
Về việc bắt nguồn quan niệm “ăn thịt chó giải xui”, có lẽ từ xa xưa trong dân gian Việt, chó thường được nhắc đến như hình ảnh của một con vật mang kiếp đen đủi chịu đựng. Chính vì vậy ăn thịt chó cuối tháng và cuối năm là ăn đi những điều xui xẻo, không may mắn đã qua, người ta coi việc ăn thịt chó là vượt qua những giới hạn hay vận đen mà con người mắc phải còn đầu tháng và đầu năm thì tuyệt đối kiêng thị chó để tránh vận xui
Thực hư tục kiêng thịt chó ‘tránh họa’ của dòng họ Quách
Không chỉ dòng họ Quách có tục lạ này, mà ngay như một số dòng họ khác ở đất Mường cũng không ăn thịt chó, bởi họ cho rằng chó là linh vật để đuổi thú dữ, trừ tà ma.
Ăn thịt chó là “chết người”
Thịt chó là một món ăn của người Việt có từ ngày xưa, thời phong kiến chỉ có người lớn mới được ăn thịt chó chứ trẻ con tuyệt đối không được đụng đũa. Ngày nay thịt chó là món ăn bình dân và ai cũng có thể thưởng thức. Vào những ngày cuối tháng, quán thịt chó trở nên đắt khách, lúc nào cũng đông nghịt người.
Tuy nhiên lại có một dòng họ Mường kiêng kỵ món ăn này vì cho rằng, ăn thịt chó là “chết người”.
Nguồn gốc của dòng họ Quách là ở Mường Khênh (Hòa Bình). Xưa kia, khi giặc phương Bắc kéo sang chúng sát hại người dân vô tội ở trong Mường. Không khí thảm thương, chết chóc bao trùm cả vùng.
Một số người còn sống quay trở về thì nghe thấy tiếng khóc ở trong bếp. Tiếng khóc ấy chính là đứa trẻ duy nhất của dòng họ Quách còn sống sót lại. Điều kỳ lạ là đứa trẻ ấy lại được một con chó nuôi sống bằng chính dòng sữa của mình.
Cảm kích trước tình thương giữa người và chó, về sau những đứa con ở trong họ đã thề độc với nhau rằng: nếu ai ăn thịt chó thì sẽ bị tổ tiên quở phạt… Cũng vì chuyện ấy cho nên ai cũng coi chó là con vật quý ở trong nhà.
Tổng kết: Đến thời điểm này, có rất nhiều người vẫn kiêng ăn thịt chó trong ngày mùng 1 đầu tháng và ngày rằm để tráng gặp xui xẻo và tai ương. Quan niệm dân gian này vẫn được người dân Việt Nam truyền tai nhau dù chưa có kết luận khoa học nào nói về việc ăn thịt chó đầu tháng, đầu năm là đen đủi.