Hiểu đúng về tác dụng và cách sử dụng khoai tây

Tác dụng của khoai tây

Với nguồn vitamin C, B6, protein, kali, sắt, năng lượng, chất béo, chất xơ, chất chống oxy hoá…, khoai tây không chỉ là một thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mà còn rất tốt cho sức khoẻ con người.

Hiểu đúng về tác dụng và cách sử dụng khoai tây

Đối với người trưởng thành, các chất chống oxy hóa có trong khoai tây có thể góp phần làm chậm quá trình lão hóa, cùng với chất xơ có tác dụng phòng chống các bệnh mãn tính liên quan tới dinh dưỡng như các bệnh về tim mạch, ung thư, đái tháo đường… Nguồn vitamin A, C dồi dào trong khoai tây cũng giúp giảm stress, nâng cao tinh thần, chống trầm cảm; natri và Kali góp phần làm giảm huyết áp… Bên cạnh đó, với nguồn năng lượng ít và thành phần chất xơ dồi dào, khoai tây cũng rất tốt cho những ai có nhu cầu giảm cân khi có khả năng tạo cảm giác no lâu hơn, giúp làm giảm đáng kể tổng năng lượng tiêu thụ.

Đặc biệt, khoai tây cũng rất tốt cho trẻ em. Việc sử dụng khoai tây cùng với các ngũ cốc, rau củ khác trong bữa ăn hằng ngày có thể giúp trẻ đa dạng hóa bữa ăn và tăng thêm khẩu phần các chất dinh dưỡng có trong khoai tây, rất có ích cho sự phát triển của trẻ.

Sử dụng khoai tây thế nào là đúng?

Bảo quản

Hiểu đúng về tác dụng và cách sử dụng khoai tây

Đối với khoai tây, việc cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp cho khoai tây lâu bị hỏng.

Bạn cũng không nên dự trữ quá nhiều khoai tây mà tốt nhất nên ăn tới đâu, mua tới đó để khoai được tươi ngon, bởi khoai tây tươi thường chỉ sử dụng được 2 tuần lễ.

Việc đặt khoai tây và hành tây cạnh nhau cũng là điều nên tránh, bởi lúc này cả hai đều sẽ hỏng rất nhanh.

Chế biến

Giá trị dinh dưỡng của một bữa ăn có khoai tây phụ thuộc vào các thành phần khác được dùng cùng với chúng và phụ thuộc vào phương pháp chế biến. Do vậy, khoai tây sẽ trở nên thơm, ngon, đẹp mắt và giữ lại được nhiều nhất các giá trị dinh dưỡng vốn có nếu bạn chế biến đúng cách.

Để giữ lại được nhiều nhất chất xơ và protein – 2 dưỡng chất vô cùng có lợi cho sức khoẻ con người, hãy hạn chế chiên, rán khi chế biến khoai tây, bởi nhiệt độ cao của phương pháp chế biến này sẽ phá hủy hoặc thay đổi cấu trúc hóa học như oxi hóa, thậm chí làm hấp thụ nhiều chất béo và giảm đáng kể thành phần vitamin C và khoáng chất có trong khoai tây.

Nếu muốn các món ăn chế biến từ khoai tây sẽ luôn ngon, đẹp mắt với màu vàng ươm hấp dẫn đặc trưng, thì việc cho thêm vào món ăn một ít nước cốt chanh cũng là điều bạn cần ghi nhớ. Bạn cũng đừng quên đảm bảo rằng các miếng khoai có kích cỡ tương đương nhau để món ăn từ khoai tây luôn được chín đều.

Hiểu đúng về tác dụng và cách sử dụng khoai tây

Khoai tây cũng là một lựa chọn không tồi cho món nướng. Để khoai tây nướng luôn được thơm ngon mà vẫn không mất đi hàm lượng dinh dưỡng, hãy nướng khoai nguyên vỏ. Hãy bọc kín khoai trong giấy nhôm nếu muốn khoai mềm và phết dầu ăn lên khoai rồi nướng nếu muốn khoai có lớp vỏ giòn bóng. Bạn cũng có thể lấy dĩa xăm trên mình khoai để giúp khoai chín nhanh hơn.

Nếu quá nhàm chán, bạn cũng có thể làm mới với món khoai tây nghiền bằng cách kết hợp thêm bơ, kem tươi, dầu ô liu hoặc một ít sữa chua không đường để giúp món khoai béo ngậy và mềm mịn hơn.

Hiểu đúng về tác dụng và cách sử dụng khoai tây

Không biết kết hợp khoai tây với nguyên liệu nào? Vậy thì đừng bỏ qua hạt tiêu, bơ, thịt gà, thì là, tỏi, sốt mayonnaise, dầu ô liu, hành tây, thịt heo, dấm và sữa chua… Đây là những nguyên liệu cực kỳ hợp với khoai tây, khiến các món ăn của bạn trở nên hoàn hảo hơn.

Hãy nắm đúng những kiến thức về tác dụng cũng như các sử dụng của khoai tây để loại củ này có thể giúp ích nhiều hơn cho cuộc sống của mình, bạn nhé!

Theo Trí thức trẻ

Author:

Gửi phản hồi