Ngoài cách làm bánh chưng truyền thống với nhân thịt mỡ, bánh chưng gấc là sự sáng tạo độc đáo, mứt hoa quả trộn với đậu xanh tạo ra được vị bùi và thơm độc đáo. Công đoạn chọn nguyên liệu cần mua được quả gấc vỏ mỏng, ruột đỏ, không bị thối. Có như vậy mới tạo được chiếc bánh đỏ chót mang đến sự may mắn như nhiều người vẫn quan niệm.
[fvplayer src=”https://videos.files.wordpress.com/yDWdGXmO/cc3a1ch-gc3b3i-bc3a1nh-chc6b0ng-ge1baa5c_hd.mp4″ splash=”https://imgs.cdnlinks.com/mn/uploads/2017/01/cach-lam-banh-chung-gac.jpg”]
Video hướng dẫn cách làm bánh chưng gấc ngày Tết cầu mong nhiều may mắn
Nguyên liệu:
– Lá dong gói bánh chưng, chọn loại lá bánh tẻ (loại lá không không non cũng không già)
– Lạt giang dẻo, khi gói cuộn không bị gãy
– Gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới (tùy theo số bánh sẽ gói)
– Đỗ xanh, đỗ mới, bở, vàng, đẹp (tùy lượng theo số bánh sẽ gói), nấu chín và nghiền nhỏ.
– Gấc tươi, đỏ, chọn quả gấc nếp, vỏ mỏng
– Mứt táo hoặc nho
– Gia vị: Đường
Cách làm
Bước 1. Chuẩn bị gạo
– Sau khi mua gấc về, rửa sạch để ráo nước.
– Cắt đôi quả gấc, lấy toàn bộ phần ruột đỏ, không lấy phần vàng.
Cho toàn bộ phần ruột đỏ vào bát gạo nếp
– Cho một chút đường, rượu trắng hoặc vodka vào phần ruột gấc.
– Trộn đều phần ruột gấc và gạo nếp.
– Ruột gấc và gạo nếp sau khi đã được trộn đều, dùng dao lấy phần thịt ngoài hạt gấc, bỏ phần hạt đen ra khỏi bát.
Bước 2. Làm nhân bánh: Làm nhân bánh, bao gồm mứt hoa quả (mứt táo hoặc mứt nho) và đỗ xanh.
– Đỗ xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng. Đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu rồi xóc với 1 thìa ăn cơm muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín. Đỗ chín bở, dùng thìa tán cho thật nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu (ít hay nhiều tùy khẩu vị). Sau đó, nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau.
– Trộn đều đậu xanh, mứt hoa quả và đường.
– Vắt đậu xanh, mứt hoa quả thành vắt tròn để cho vào bánh.
Bước 3: Gói bánh
– Khi mua lá dong về cho vào nước rửa sạch. Nếu không rửa sạch sẽ thì dẫn đến bánh nhanh hỏng. Sau đó, dùng khăn sạch lau khô. Tiếp đó cắt phần sống lá (Tuy nhiên, sau khi cắt sống lá xong đừng bỏ đi mà để lót vào khi luộc bánh chưng). Lưu ý, khi cắt sống lá, không cắn sâu quá sẽ vào đến thịt lá, làm rách lá.
– Gói một chiếc bánh cần 4 lá dong. Khi gói bánh chưng, xếp lá vuông góc xen kẽ nhau. 2 lá dưới úp mặt phải xuống (2 lá dưới để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài làm cho bánh đẹp hơn), 2 lá trên ngửa mặt phải lên (2 lá trên làm vậy để khi bóc bánh, bánh không bị dính).
– Đong phần gạo nếp trộn gấc đỏ chót vừa một chiếc bát nhỏ. Sau đó, đổ phần đong trong bát vào lá dong.
– Đặt phần nhân đậu xanh trộn mứt hoa quả lên trên. Sau đó, tiếp tục đặt thêm một lớp gạo nếp trộn gấc.
– Dùng tay gấp lần lượt bên phải và trái của 2 lá dong bên trên vào nhưng lưu ý chú ý phải chắc tay. Phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa).
Làm tương tự như vậy với 2 lá dưới cùng.
– Để làm một chiếc bánh chưng vuông này, chị em cần có 4 chiếc lạt. Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước.
Tiếp theo là làm động tác giỗ bánh xuống bàn để bánh được thêm chắc. Thử lắc bánh, nếu còn nghe tiếng gạo bên trong là bánh chưa được gói chặt.
Bước 4: Luộc bánh
Cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên. Cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa.
Sau đó, cứ 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước. Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào. Nấu trong 8-10 tiếng sẽ vớt bánh ra.
Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên. Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc. Khi bánh nguội hoàn toàn là có thể cắt bánh đem thắp hương trên mâm cỗ ngày Tết rồi. Chúc các bạn thành công khi gói bánh chưng gấc nhé!