Thịt bò là nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn nhưng bạn cần lưu ý một số món ‘đại kỵ’ với thịt bò để tránh gặp rắc rối về sức khỏe.
Lươn
Thịt lươn là “khắc tinh” số một của thịt bò, đặc biệt là khi nấu cho trẻ nhỏ. Ăn thịt bò chung với lươn bạn sẽ cảm thấy khó tiêu hóa, đầy bụng. Sử dụng lâu dài có thể làm cho cơ thể bị nhiễm độc.
Hải sản
Các chất dinh dưỡng trong hải sản và thịt bò có thể phản ứng với nhau không tốt cho cơ thể. Trong thịt bò có chứa photpho, còn hải sản lại giàu magie và canxi, những chất này phản ứng với nhau sẽ tạo thành kết tủa dạng muối. Và kết tủa này sẽ làm giảm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Các sản phẩm từ đậu nành
Các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành không nên ăn với thịt bò bởi chúng chứa nhiều purin là nguyên nhân gây ra sự tích tụ axit uric trong cơ thể, dẫn đến bệnh gút. Thịt bò cũng có tính chất tương tự. Nếu kết hợp cả hai loại thực phẩm này cùng lúc sẽ làm tăng lượng axit uric có trong cơ thể gây đau khớp, đặc biệt nguy hiểm với người bệnh gút.
Hạt dẻ
Thịt bò có nhiều đạm, còn hạt dẻ lại giàu vitamin C. Nhưng chính lượng vitamin C này sẽ làm cho đạm bị biến chất, không còn nguyên giá trị dinh dưỡng như ban đầu nữa.
Trà xanh
Nhiều người có thói quen vừa ăn xong đã uống ngay một cốc nước chè. Tuy nhiên thói quen này thực sự không tốt, nhất là khi bạn vừa dùng xong món thịt bò. Bởi chất protein trong thịt khi tác dụng với chất axit tanic trong nước chè sẽ làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột. Khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, làm cho phân khô, đây là nguyên nhân khiến bạn dễ bị táo bón. Tốt nhất, bạn không nên uống nước chè sau khi ăn thịt bò ít nhất là 2 tiếng.
Đậu đen
Thịt bò rất giàu chất sắt, tốt cho máu. Nhưng đậu đen lại có chất xơ thô, to sẽ ngăn cản cơ thể bạn hấp thu lượng chất sắt có trong thịt bò. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên ăn hai loại thực phẩm này cách nhau ít nhất 4 giờ để chúng không thể hạn chế công dụng của nhau.
Thịt lợn
Thịt lợn không nên ăn chung với thịt bò và cũng không nấu chung với thịt bò. Bởi thịt bò tính ôn, có tác dụng kích thích chuyển hóa, làm ôn trung ích khí. Nó thích hợp với người yếu, người bị suy giảm chuyển hóa. Còn thịt lợn tính hàn, nó không có tác dụng sinh nhiệt, thích hợp dùng với người có cơ địa nóng, chuyển hóa cao, sinh mụn nhọt, táo bón. Bởi vậy khi kết hợp với nhau, chúng trung hòa nhau và không đạt hết tác dụng hiệu quả.
SuZi Nguyễn tổng hợp