Rau hẹ được biết đến và sử dụng như một loại thực phẩm, rau thơm quen thuộc trong chế biến món ăn hàng ngày, nhất là trở thành gia vị không thể thiếu tạo nên hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn. Không những thế, rau hẹ còn là một vị thuốc dân gian có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Đối với các trường hợp nam giới đang điều trị xuất tinh sớm, liệt dương sử dụng bài thuốc từ rau hẹ có tác dụng cải thiện đáng kể tình trạng bệnh một cách tự nhiên và an toàn. Dưới đây là các bài thuốc giúp quý ông cải thiện tình trạng trên.
Bài 1: Lá hẹ tươi giã lấy nước
Lấy 1 nắm lá hẹ tươi (khoảng 1 nắm) đem rửa sạch rồi giã lấy nước uống ngày 2 lần. Kiên trì thực hiện bài thuốc này trong khoảng 1 tuần sẽ có tác dụng chữa di tinh, xuất tinh sớm, liệt dương hiệu quả.
Bài 2: Lá hẹ xào tôm
Chuẩn bị: 200g lá hẹ, 300g tôm
Cách làm: Lá hẹ nhặt những cọng tươi ngon đem rửa sạch và cắt khúc ngắn. Tôm lột vỏ, dùng dao khứa dọc sống lưng để lấy sợi chỉ đen ra, ướp với chút hạt nêm, nước mắm khoảng 20 phút cho ngấm gia vị.
Phi thơm hành tỏi bằm và cho tôm vào xào nhanh tay, khi tôm săn lại và chuyển sang màu hồng thì cho tiếp lá hẹ vào xào, nêm nếm lại cho vừa miệng. Bằng cách thường xuyên ăn món ăn từ lá hẹ xào tôm hoặc xào lươn sẽ có tác dụng bồi bổ sức khỏe và chữa xuất tinh sớm hữu hiệu.
Bài 3: Bông hẹ xào thịt bò
Chuẩn bị: 300g bông hẹ, 1,5 lạng thịt bò mềm, 1/2 củ hành tây, tỏi băm, dầu hào cùng các gia vị thông dụng khác
Cách làm: Thịt bò ướp với 1 ít dầu ăn, tỏi bằm, nước mắm và hạt nêm. Bông hẹ rửa sạch, cắt khúc vừa ăn
Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn vào phi thơm tỏi rồi cho thịt bò vào xào nhanh tay trên lửa lớn, thịt bò chín thì cho ra đĩa. Tiếp tục cho bông hẹ và hành tây vào xào khoảng 3 phút, nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi cho thịt bò vào đảo chung. Dọn món ăn này ra đĩa rắc thêm chút tiêu và ăn với cơm khi còn nóng. Ăn thường xuyên món này có tác dụng chữa xuất tinh sớm.
Bài 4: Lá hẹ nấu đậu hũ non
Chuẩn bị: 3 miếng đậu hũ non, 200g lá hẹ, gia vị vừa đủ
Cách làm: Đậu hũ non đem rửa nhẹ nhàng cho sạch và cắt thành những miếng hình vuông vừa ăn.
Lá hẹ nhặt bỏ phần lá già, úa và sâu rồi rửa cho thật sạch và để ráo nước, cắt thành những khúc ngắn dài cỡ 3cm. Phi thơm hành băm với 1 ít dầu ăn và cho lượng nước đủ ăn vào nấu. Khi nước trong nồi bắt đầu sôi thì thả đậu hũ non vào nấu trước, nêm chút nước mắm, hạt nêm và muối ăn cho vừa miệng. Nấu sôi đậu hũ non khoảng 5 phút thì cho lá hẹ vào, khi nước sôi trở lại thì tắt bếp, rắc chút tiêu cho thơm rồi ăn nóng.
Lưu ý: Chỉ nấu lá hẹ vừa chín tái, không nên nấu quá lâu sẽ làm mất vị của lá hẹ. Có thể thêm các nguyên liệu nấm rơm hoặc thịt bằm cho món ăn thêm phong phú và tránh sự nhàm chán khi ăn thường xuyên.
Bài 5: Lá hẹ xào gan dê
Nguyên liệu: Hẹ 100g; gan dê 120g; gừng, muối, bột nêm, với mỗi thứ vừa đủ.
Cách làm: Hẹ nhặt sạch thái đoạn, gan dê lạng bỏ màng gân, thái lát thêm muối, bột nêm để ướp.
Bắc chảo lên bếp, đổ dầu khi nóng, bỏ gan dê vào chảo xào, đảo trong 1 phút thì thêm hẹ, cùng xào bằng lửa mạnh, sau cùng thêm muối, bột nêm rồi múc ra đĩa.
Bài 6: Hẹ xào lươn
Nguyên liệu: Hẹ 300 g, lươn 500 g, gia vị, gừng, tỏi, nước
Cách làm: Lươn lọc bỏ xương, cắt khúc, xào qua, thêm gia vị, gừng, tỏi và nước. Khi nước cạn, cho 300 g rau hẹ cắt khúc, xào thêm 5 phút. Ăn nóng.
Bài 7: Cháo hẹ
Hẹ 20 g, gạo 90 g, nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần.
Bài 8: Hẹ xào hồ đào nhục
Hẹ 240 g, hồ đào nhục (quả óc chó) 60 g, xào với dầu vừng và ít muối. Ăn ngày 1 lần lúc đói hoặc vào bữa cơm. Dùng từ 2 tuần đến 1 tháng.
Bài 9: Hạt hẹ ngâm
Hạt hẹ 20g, câu kỷ 30 g, ba kích 15 g, hồng sâm 20 g, lộc nhung lát 10 g, đường phèn 200 g, rượu trắng 2.000 ml. Ngâm ít nhất nửa tháng thì dùng được. Uống 30 ml vào buổi tối, trước khi ngủ.
Tác dụng và lưu ý khi dùng rau hẹ chữa bệnh phòng the
Trong Đông y, rau hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Lá hẹ thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Vì thế, lá hẹ được coi là thuốc tăng lực dành cho các quý ông.
Theo Tây y, trong 1 kg lá hẹ có 5-10 g đạm, 5-30 g đường (fructose, glucose, lactose, sucrose), cùng nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, chất xơ và giàu các loại hợp chất có lợi rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, rau hẹ khó tiêu nên mỗi lần không ăn quá nhiều. Ngoài ra, những người có thể chất âm hư nội nhiệt, hay bị mụn nhọt và mắc các bệnh về mắt thì nên kiêng ăn rau hẹ. Người xưa khuyên không dùng loại rau này ăn cùng với mật ong và thịt bò.
Tùng Anh (th)