Nếu như ngày Tết người miền Bắc không thể thiếu món dưa hành thì người miền Nam lại chẳng thể thiếu vị chua chua, ngòn ngọt và giòn tan của dưa kiệu.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- Củ kiệu
-
Muối
-
Đường
-
Giấm gạo
-
Hũ/ bình ngâm kiệu
Tham khảo video hướng dẫn cách làm dưa kiệu đúng:
[fvplayer src=”https://videos.files.wordpress.com/RfdeCzPM/dua-kieu_hd.mp4″ splash=”https://imgs.cdnlinks.com/mn/uploads/2018/02/dua-kieu.jpg”]
PHẦN 2: CÁCH LÀM KIỆU CHUA
Bước 1: Chọn kiệu Huế để kiệu có mùi thơm và không bị nồng. Kiệu rửa sạch, cắt bỏ rễ chỉ lấy phần củ (lưu ý không được cắt vào phần gốc nếu không nước sẽ thấm vào và kiệu sẽ hỏng). Rửa lại thật sạch sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 2h.
Bước 2: Vớt kiệu ra rổ rồi đem phơi cho thật ráo.
Bước 3: Khi kiệu ráo, cho đường vào ướp kiệu. 1kg kiệu tương đương 200gr đường và 15gr muối, trộn thật đều. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào độ chua của giấm mà bạn có thể gia giảm cho hợp lý.
Bước 4: Sau đó xếp kiệu thật ngay ngắn vào hũ thuỷ tinh sạch và khô ráo. Phần muối và đường dưới đáy thau rải đều lên mặt kiệu. Để khoảng từ 5-7 ngày cho phần đường và muối thấm đều vào kiệu. Đun sôi giấm gạo, vớt sạch bọt rồi cho vào ngập mặt kiệu.
Bước 5: Sau một tuần, kiệu có thể dùng được. Kiệu chua ăn kèm tôm khô là tuyệt vời các bạn nhé!
LƯU Ý: Nếu bạn làm số lượng nhiều và để ăn lâu dài thì sau khi ngâm 3 ngày, nấu phần nước muối đường giấm khác để thay nước cho kiệu để kiệu được trong.
Không chỉ là món ngon hàng ngày, dưa kiệu cũng là món không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Nam.
Chúc các bạn thành công với cách ngâm kiệu chua giòn ngon, giải ngán cho bữa cơm ngày Tết nhé!
Theo Thủy Thu (Khám phá)
Theo Eva