Một số người cảm thấy việc lãng phí thức ăn giống như đang vứt tiền đi vậy. Nếu biết cách xử lý được những đồ ăn thừa, chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không hề ít.
1. Cố gắng mua đồ tươi hoặc mỗi tuần 1 lần
Khi mua những thực phẩm tươi, chắc chắn bạn cần phải chế biến chúng nhanh trước khi bị hỏng.
2. Sử dụng rau củ quả đông lạnh
Nếu không có thời gian mua sắm hằng ngày, bạn nên mua với số lượng nhiều. Khi cần dùng chỉ việc lấy ra rã đông, cho vào nấu. Chẳng bạn như món salad mì ống này được chế biến rất nhanh bằng rau củ đông lạnh.
3. Sử dụng tủ đông
Thức ăn thừa, bạn cho vào túi zip và tống vào ngăn đông tủ lạnh. Khi nào cần sử dụng chỉ việc lôi ra rã đông, hâm nóng lại.
4. Sáng tạo với những thực phẩm có sẵn
Nếu thiếu một nguyên liệu nào đó so với công thức, đừng vội chạy đi mua ngay. Ví dụ hãy sử dụng chanh và sữa chua thay cho sốt mayonnaise, hoặc không cần cũng được tùy món.
5. Sử dụng những phần thừa vứt đi
Ví dụ chúng ta thường chỉ sử dụng phần củ của cây củ cải đường, thế nhưng phần lá xanh của của nó cũng rất ngon, có thể đem xào hoặc làm salad đều rất tuyệt vời.
6. Cất giữ thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh
Điều này đảm bảo rằng thực phẩm sẽ luôn tươi mới trong thời gian dài nhất có thể.
7. Kiểm tra cụ thể hạn sử dụng của từng thực phẩm
Kiểm tra cụ thể từng loại thực phẩm để biết chắc chắn cái nào còn hạn sử dụng ít nhất thì đem ra dùng trước, cái nào còn lâu thì dùng sau. Luôn kiểm tra nguyên liệu nấu, xem thử chúng đã hư hỏng hoặc có mùi lạ chưa.
8. Sử dụng thực phẩm ít tươi thay vì loại bỏ
Trong trường hợp mua quá nhiều, rau rủ chưa kịp dùng đã héo hoặc quá chín. Thay vì bỏ, có thể chế biến bằng cách như trái cây chín thì làm mứt, salad, trộn vào làm bánh, rau héo thì có thể làm súp, nước sốt…
9. Hãy sáng tạo với thức ăn thừa
Có thể sử dụng rau củ thừa để làm các món xào, hầm hoặc làm súp.
10. Theo dõi thực phẩm sắp bị vứt bỏ
Nếu có ý định vứt bỏ những đồ không dùng, hãy ghi hết lại và dán vào đâu đó gần thùng rác. Sau một thời gian, khi thấy thực phẩm bị vứt bỏ đi quá nhiều, bạn chắc chắn sẽ biết cân nhắc và mua sắm thông minh hơn.
11.Liệt kê danh sách cần mua
Khi dự định đi siêu thị hoặc đi chợ để mua sắm, hãy liệt kê hết toàn bộ những thứ cần mua vào giấy. Điều này giúp tránh tình trạng mua những thứ không cần thiết, phát sinh do sở thích của mình.
12. Mua số lượng lớn để tích trữ dùng dần
Tất nhiên là với những mặt hàng có thể bảo quản trong thời gian dài, hoặc nếu có tủ đông riêng, bạn nên mua những loại thực phẩm có giá rẻ đem về chế biến và dùng dần.
13. Làm phân bón
Nếu mọi thứ không thể nào “cứu vãn” được nữa, hoặc không thể sử dụng, hãy đem tất cả ủ thành phân và bón cho cây trồng.
Theo 24h