Thưởng thức 'bánh bá trạng' lạ lẫm nhân dịp Tết Đoan Ngọ

Một món ăn không thể thiếu của người Hoa, nhưng khá lạ lẫm với người miền Nam trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết giết sâu bọ, dân gian cho rằng ngày này là ngày trái đất gần với mặt trời nhất, khi đó khí dương là cao nhất, có thể tiêu diệt sâu bọ và những mầm mống bệnh tật trong ngày này.

Một số quan điểm cho rằng Tết ngày xuất phát từ người Trung Quốc, nhưng đa phần đều không ủng hộ. Nhưng mặt khác số lượng người Hoa nhập cư và sinh sống ở nước ta từ những ngày đầu khai hoang khu vực miền Nam khá nhiều, ho đến mang theo cả phong tục tập quán quê hương họ.

Thưởng thức 'bánh bá trạng' lạ lẫm nhân dịp Tết Đoan Ngọ

Một mâm cúng thông thường của người Việt trong Tết Đoan Ngọ

Người Hoa trên đất Việt hiện nay vẫn giữ thói quen đón Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) theo cách riêng của mình. Nếu người Việt không thể thiếu bánh ú tro trong ngày này, thì người Hoa cũng không thể thiếu bánh bá trạng.

Nhìn vẻ ngoài thì bánh bá trạng có vẻ tương tự bánh ú của Việt Nam nhưng to hơn một chút, vị đậm hơn và có nhiều nhân hơn. Cũng có những nơi gói bánh bá trạng hình vuông như bánh chưng để dễ dàng làm quà biếu trong ngày này.

Thưởng thức 'bánh bá trạng' lạ lẫm nhân dịp Tết Đoan Ngọ

Hình dáng bên ngoài tương tự bánh ú tro, nhưng bên trong hoàn toàn khác hẳn

Vỏ ngoài của bánh là lớp nếp và đậu, nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng và khá công phu. Nếp và đậu đều được ngâm mềm trong nước qua một đêm cùng với các vị thảo dược khác trước khi làm bánh. Vì vậy khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị bùi của đậu, vị mặn của thuốc bắc và mùi thơm thảo dược.

Nhân của bánh bá trạng bao gồm nhiều thứ tùy theo sở thích của từng nhà như tôm khô, lạp xưởng, trứng muối, thịt heo đùi v.v… Hỗn hợp nhân sẽ được ướp và sơ chế sao cho vừa ăn trước khi gói bánh. Người Hoa mỗi nhà đều có cách sơ chế và tẩm ướp riêng để tạo ra một mùi vị bánh riêng biệt làm bánh ngon hơn, xem như là bí quyết gia truyền.

Thưởng thức 'bánh bá trạng' lạ lẫm nhân dịp Tết Đoan Ngọ

Nhân bánh được ướp và sơ chế theo bí quyết gia truyền riêng của mỗi gia đình

Chọn lá gói bánh thường sẽ là lá dong để không làm thay đổi mùi vị của bánh sau khi nấu. Nhân bánh nhiều hơn hẳn bánh tro nên thường bánh to hơn hẳn, cỡ bàn tay. Cũng chính vì vậy nên khi gói bánh đòi hỏi sự tỉ mỉ của người gói.

Author:

Gửi phản hồi