Mách chị em 2 thực phẩm tuyệt đối không được chế biến và ăn cùng thịt vịt

Theo Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, thịt vịt tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc và chữa bệnh… Tuy nhiên thịt vịt cũng kỵ với một số loại thực phẩm.

Tác giả bài viết: Nhà khoa học, Lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng – Viện Hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y TP Hà Nội.

Mách chị em 2 thực phẩm tuyệt đối không được chế biến và ăn cùng thịt vịt

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng

Thịt vịt là thực phẩm thơm ngon và bổ dưỡng, ít khi thiếu vắng trong các bữa cơm của các gia đình.

Thịt vịt được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như luộc, nướng, chiên, rán, nộm… món nào cũng ngon và hấp dẫn.

Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn không hề biết rằng, thịt vịt cũng kỵ với một số loại thực phẩm vì thế, khi nấu ăn, chị em phải lưu ý, không nên ăn hoặc nấu chung thịt vịt với những thực phẩm này.

1. Các thực phẩm kỵ thịt vịt

Thịt vịt là món ăn ngon và bổ dưỡng tuy nhiên để loại thực phẩm này phát huy được chất dinh dưỡng, tránh các ảnh hưởng cho sức khỏe, cho nên khi nấu nướng hoặc ăn, chị em cần lưu ý:

– Không ăn thịt vịt với thịt ba ba: vì hai loại thực phẩm này có nhiều hoạt chất sinh học khi ăn chung với nhau sẽ giảm giá trị dinh dưỡng. Thịt ba ba ngọt bình không độc, thịt vịt thuộc tính mát. Cho nên thịt vịt không nên ăn chung với ba ba, nếu ăn chung sẽ gây phù thũng, tiêu chảy.

Mách chị em 2 thực phẩm tuyệt đối không được chế biến và ăn cùng thịt vịt

Không ăn thịt vịt với thịt ba ba vì hai loại thực phẩm này có nhiều hoạt chất sinh học khi ăn chung với nhau sẽ giảm giá trị dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

– Không nên ăn thịt vịt cùng mận: bởi mận tính nóng, khi ăn cùng nhau dễ sinh nóng ruột.

2. Thịt vịt nên kết hợp với các thực phẩm nào thì tốt?

Người ta thường nói 4 món mặn lớn là “gà, vịt, cá, thịt”. Có thể thấy thịt vịt chiếm vị trí khá cao trong đời sống ẩm thực của con người. Hàm lượng protein trong thịt vịt khoảng 16 – 25%, cao hơn rất nhiều các loại thịt gia cầm, và hàm lượng protein vừa phải dễ tiêu hóa. Thực tế cho thấy:

Mách chị em 2 thực phẩm tuyệt đối không được chế biến và ăn cùng thịt vịt

Thịt vịt rất bồi bổ nếu kết hợp với củ mài (Ảnh minh họa)

– Thịt vịt hợp với củ mài (Hoài sơn): Thịt vịt dinh dưỡng phong phú, nhưng hàm lượng chất béo rất cao, ăn chung với củ mài có thể giảm thấp hàm lượng cholesteron trong máu, còn có hiệu quả bồi bổ rất tốt.

– Thịt vịt hợp với Kim ngân hoa: Thịt vịt có công hiệu tiêu sưng, trị nhiệt độc và mụn độc; hoa kim ngân có chức năng với nhiều bệnh da như thanh nhiệt giải độc, nhuần da, tiêu trừ mụn vùng mặt, ăn chung hai thứ rất tốt cho da.

– Thịt vịt hợp với Dưa chua: Trong rau muối chứa nhiều axit amin, ăn chung với thịt vịt, có thể bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, còn có hiệu quả điều trị rất tốt đối với người bị các chứng như sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, đại tiện khô và sưng phù.

Mách chị em 2 thực phẩm tuyệt đối không được chế biến và ăn cùng thịt vịt

Thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D (Ảnh minh họa)

– Thịt vịt hợp với Cháo: Thịt vịt dinh dưỡng phong phú, nhưng hàm lượng chất béo rất cao; Cháo có thể bổ sung protein cần thiết cho cơ thể, lại có thể đào thải chất dư thừa. Cho nên thịt vịt ăn chung với cháo có thể giảm thấp chất béo trong cơ thể.

– Thịt vịt hợp với Chanh: Thịt vịt vị ngọt hơi mặn, tính hơi mát, không độc, có công hiệu làm tan mệt mỏi do lao động, bổ huyết hành thủy, dưỡng vị sinh tân, ngừng ho ngưng giật mình; chanh khí vị sảng khoái, có thể giải vị ngấy của thịt vịt.

Mách chị em 2 thực phẩm tuyệt đối không được chế biến và ăn cùng thịt vịt

Ăn chung thịt vịt với cải thảo có thể thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

– Thịt vịt hợp với Cải thảo: Trong cải thảo chứa nhiều vitamin C; trong thịt vịt chứa nhiều protein, chất béo và cholesterol. Ăn chung có thể thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe.

Nắm được những lưu ý của chuyên gia trên đây, chị em nội trợ hãy lưu ý để bữa ăn gia đình luôn ngon miệng và tốt cho sức khỏe!

Những đối tượng không nên ăn thịt vịt

Thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… đây là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên, những người có dấu hiệu bệnh sau đây nếu ăn thịt vịt thì tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn:

– Người đang bị cảm, mới phẫu thuật: Do thịt vịt có tính hàn nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng thịt vịt để tránh bệnh nặng hơn. Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.

Người bị bệnh gout: Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt vịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể.

– Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.
Theo Eva

Author: