Rau muống là loại rau rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không biết cách, nó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn. Dưới đây là một số sai lầm chị em mắc phải khi nấu rau muống cho cả nhà.
1. Ăn nhiều rau muống trái mùa: Mùa chính của rau muống là mùa hè. Nhưng nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, rau muống được trồng quanh năm. Có nơi dùng các loại thuốc kích thích để giúp rau muống trông đẹp hơn, bắt mắt hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn rau trái mùa, bạn nên lựa chọn những cửa hàng rau sạch uy tín, thậm chí ngâm rửa thật kỹ để tránh ngộ độc thức ăn.
2. Ăn rau muống sống, chưa chín kỹ: Rau muống ngon mát nên được nhiều người sử dụng. Nhiều người chỉ chọn rau muống làm nộm, ăn sống hoặc luộc tái ăn cho giòn.
Tuy nhiên, trong rau muống, đặc biệt là rau thủy sinh thường chứa sán lá và nhiều ký sinh trùng, nếu nấu không kỹ, những loại ký sinh trùng đó chưa chết, khi vào cơ thể người có thể gây ra triệu chứng đau bụng, khó tiêu…
4. Ăn rau muống khi đang mắc bệnh: Khoa học chỉ ra rằng, những người mắc bệnh gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, đau xương khớp, bị viêm đau không nên ăn rau muống, vì nó có thể khiến tình trạng tệ hơn.
Do đó, khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay.
4. Ăn rau muống khi người có vết thương: Với những người đang có vết thương trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da.
Thậm chí, sẽ khiến cho chỗ da mới mọc bị ngứa nhiều hơn. Vì thế, chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã khỏe hẳn, da đã lành lại mà thôi.
Ngoài ra, chị em có thể tham khảo cách luộc rau muống luôn xanh, có màu đẹp mắt:
– Rau muống nhặt sạch gốc già, lá sâu vàng, (có thể bỏ bớt lá hoặc không là tuỳ sở thích) sau đó rửa nhiều lần và rửa dưới vòi nước.
Tiếp theo, ngâm rau cùng với 1 thìa muối cho rau thật sạch. (Đây cũng là cách tự nhiên để loại bỏ phần nào đi các chất kích thích trong quá trình trồng rau). Sau đó vớt rau lên để cho khô ráo.
Chuẩn bị 1 nồi nước đun sôi, khi nước sôi già, bắt đầu thả rau vào và thêm 1 thìa ngọt muối (hoặc nửa thìa nhỏ đường cũng giúp rau luộc thêm xanh). Luộc đến khi nước sôi lại thêm 5 phút.
Chuẩn bị 1 âu nước lạnh có đá (có thể cắt vài miếng vỏ chanh vào cùng để rau thơm hơn) để rau sau khi luộc xong, ngâm luôn vào âu nước lạnh này và ngâm đến khi nước hết lạnh, vớt rau ra để cho ráo nước.
Nhìn đĩa rau muống luộc, giòn xanh thật sự hấp dẫn. Rau chấm kèm với bát tương hoặc mắm ớt và thêm vài quả cà muối nữa là bạn có bữa cơm ngon mà không cần thịt cá ăn kèm.
Theo Eva