Nhân sâm được biết đến là một trong tứ đại danh dược gồm sâm, nhung, quế, phụ. Với xu hướng ăn xanh, nhân sâm là nguyên liệu yêu thích với nhiều tín đồ ẩm thực.
Chứa nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng như germanium, glycoside panaxin, vitamin B1, B2, các loại axit béo và axitamin, nhân sâm không chỉ mang đến nhiều công dụng làm đẹp, trẻ hoá làn da cho phái nữ, nhân sâm còn giúp chống lão hoá, giảm stress cũng như bồi bổ trí não, phát triển tư duy, trí tuệ và tăng cường hệ miễn dịch.
Với những công dụng trên, nhân sâm nói chung và nhân sâm bao tử nói riêng trở thành một trong những nguyên liệu được nhiều tín đồ ăn sạch (eat clean) ưa thích. Những món ăn từ sâm dần quen thuộc hơn với nhiều bạn trẻ Việt.
Bún chả nhân sâm: Bún chả là món ăn đặc trưng của Hà Nội được nhiều tín đồ ẩm thực các nơi yêu thích. Bún chả nhân sâm được xem là sự kết hợp thú giữa ẩm thực Hàn Quốc và Việt Nam. Nhằm mang đến sự biến tấu nhẹ nhàng trong hương vị, nhân sâm bao tử được thái nhỏ, một phần trộn đều với thịt băm, vo thành viên đem nướng, phần còn lại được thả vào món nước chấm ăn kèm. Món bún dùng kèm rau sống, cà rốt, nộm đu đủ và sâm bao tử. Vị sâm thoang thoảng, không lấn át hay làm mất đi hương vị truyền thống của món ăn.
Ốc móng tay kèm kim cúc và nhân sâm bao tử: Ốc móng tay được chế biến theo phương thức nấu ăn teppanyaki – rán, chiên hoặc nướng nguyên liệu trên một mặt gang lớn. Với phương pháp này, thực khách không những được thưởng thức độ chín hoàn hảo của món ăn mà còn được mục sở thị kỹ thuật nấu nướng khéo kéo của đầu bếp.
Sau khi nêm gia vị, ốc móng tay dùng chung với kim cúc và nhân sâm bao tử. Độ dai vừa phải của ốc cùng hương vị hài hoà giữa kim cúc và nhân sâm mang đến cho thực khách những trải nghiệm vị giác khó quên.
Salad nhân sâm: Nhân sâm bao tử được trồng bằng phương pháp thuỷ canh, mất khoảng 2-4 tháng để thu hoạch. Hàm lượng saponin – thành phần chính của nhân sâm – tập trung nhiều ở phần lá, đạt 1,43%. Vì vậy, ngoài phần củ, lá nhân sâm bao tử còn được dùng như một loại rau trong các món ăn hàng ngày, đơn cử như salad. Để mang đến hương vị đặc trưng của món ăn, nhân sâm bao tử thái nhỏ thường được thêm vào phần nước sốt. Ảnh: Nhà có hai người.
Cocktail và trà nhân sâm: Việc đưa nhân sâm vào các món cocktail là điều không mới nhưng không phải ai cũng pha chế được một ly cocktail nhân sâm đúng điệu. Để làm nổi bật hương vị sâm nhưng vẫn hài hoà với các hương vị khác, nhân sâm bao tử được ngâm trong rượu Vodka khoảng 24 tiếng cùng hạt quả bách xù và một chút tinh dầu từ vỏ bưởi.
Với những tín đồ thích sự an yên trên từng tách trà, trà sâm là một trong những lựa chọn khó bỏ lỡ. Nhân sâm bao tử kết hợp cùng trà hoa cúc và táo đỏ mang đến vị sâm đậm đà, hương thơm hoa cúc xen lẫn vị chua nhẹ của táo. Cocktail và trà đều mang hương vị dễ chịu, mùi sâm nhẹ nhàng, phảng phất, hứa hẹn là thức uống yêu thích của các tín đồ eat clean.
Nhằm mang đến cơ hội trải nghiệm những món ăn chế biến từ nhân sâm bao tử, từ 16/11 đến 30/11, khách sạn InterContinental Hanoi Landmark72 (đường Phạm Hùng, Hà Nội) tổ chức lễ hội Sprout Ginseng và sự kiện “Green Light”. Với sự tham gia của các bếp trưởng tài năng từ nhà hàng 3Spoons và Stellar Steakhouse, thực khách được thưởng thức những hương vị đa dạng và hấp dẫn chế biến từ nhân sâm bao tử. Độc giả tham khảo thêm thông tin chi tiết tại fanpage InterContinental Hanoi Landmark72 hoặc liên hệ hotline (024)3698.8888 (máy lẻ 5440); email: [email protected].
Theo Zing