Gừng là một nguyên liệu được sử dụng khá nhiều trong nấu ăn, có tác dụng giải cảm, làm ấm cơ thể, giải độc và trị nôn mửa. Đây được coi là dược liệu tuyệt vời nếu được kết hợp với một số thực phẩm như mía, chùm ngây, củ năng, dạ dày heo, mật ong…
Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng gừng để giải cảm, là nguyên liệu rẻ tiền mà trong bếp nhà nào cũng có. Gừng có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt, đây được coi là thực phẩm vàng chữa ngộ độc vô cùng hiệu quả.
Gừng và chùm ngây. Việc kết hợp hai loại “thực phẩm thuốc” này có thể tạo ra một loại trà đặc biệt giúp cải thiện sức khỏe. Nhiều chứng bệnh thường gặp cũng được ngăn ngừa và điều trị một cách an toàn và rất hiệu quả khi kết hợp gừng với chùm ngây: ví dụ như bệnh viêm khớp, phòng ngừa ung thư, giảm cholesterol, giảm đau đầu… Lưu ý: Bạn nên uống món trà gừng – chùm ngây này 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tối đa.
Mía và gừng trị nôn mửa. Cho thêm vài lát gừng vào mía khi đang ép nước sẽ được một ly nước mía bổ dưỡng. Có thể sử dụng thức uống này làm thức uống hỗ trợ trị liệu cho người bị chứng nôn mửa do dạ dày yếu.
Củ năng và gừng tốt cho thai phụ. Món nước ép được làm từ củ năng sẽ giúp điều hòa chức năng của dạ dày, lưu thông khí huyết và chữa nôn mửa. Đây là thức uống rất tốt cho thai phụ, giúp hạn chế buồn nôn.
Trứng vịt bắc thảo và gừng chống oxy hóa. Trứng vị bắc thảo có chứa vitamin E, một tác nhân chống lão hóa hữu hiệu. Kết hợp với gừng tăng cường khả năng chống oxy hóa, rất tốt cho cơ thể.
Dạ dày heo và gừng cho người loét dạ dày
Món canh chế biến từ dạ dày heo và củ gừng chứa nhiều dinh dưỡng, rất phù hợp với người bị viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.
Mật ong và gừng trị ho. Mật ong kết hợp với củ gừng sẽ giúp tăng cường các chức năng trong cơ thể. Vì thế, nên dùng món này thường xuyên, nhất là người bị ho, nôn mửa.
Sữa và gừng giữ ấm cơ thể. Kết hợp gừng với sữa không những cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà còn giúp giữ ấm cơ thể và chữa đau bụng.
Những lưu ý khi dùng gừng
– Không gọt vỏ: Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.
– Không ăn nhiều gừng: Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
– Không dùng gừng cho người bị say nắng: Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa… Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.
– Không ăn gừng bị dập: Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
– Sốt cao không được ăn gừng: Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
– Đau dạ dày, đại tràng không ăn gừng: Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.
Vì thế người đau dạ dày, đại tràng nên tuyệt đối tránh xa thực phẩm này.
– Bệnh về gan không nên ăn gừng: Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.
Ngoài ra người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.
– Người bị bệnh trĩ, xuất huyết không nên ăn gừng: Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
– Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng: Dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn và nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
Chú ý khi ăn gừng và những thức ăn mang tính chất bồi bổ nhiều. Hiện nay, những thức ăn và thuốc uống có tính chất quy kinh, quy tạng cần cho thêm gừng để tránh biến chứng đáng tiếc ví dụ như khi dùng đậu đỏ phải cho thêm gừng nếu không sẽ bị ra nhiều mồ hôi, suy nhược cơ thể. Nhân sâm đại hàn, đại bổ khí. Dùng nhân sâm mà không cho thêm gừng sẽ dễ mỏi, đau người. Yến có tác dụng bổ huyết. Không cho thêm gừng sẽ gây đau mỏi cơ bắp.
M.A (th)