Gạo Ấn có một kết cấu rất đặc biệt về hình dạng, mặc dù giá bán rất đắt nhưng trái lại hương vị của nó lại không ngon như nhiều người nghĩ.
Gạo là một nguyên liệu không thể thiếu trong bữa cơm mỗi ngày ở nhiều quốc gia. Về cơ bản, chỉ cần một bát cơm trắng và một ít thức ăn là đã đủ cho một bữa ăn. Với một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… thực phẩm chính không thể thiếu trong đời sống hằng ngày chính là gạo. Tuy nhiên, có một quốc gia khác là Ấn Độ, một nơi cũng sử dụng gạo trong bữa ăn chính, nhưng gạo ở đây lại rất đặc biệt, khác hẳn với nhiều nước.
Mặc dù biết rằng ở mỗi quốc gia đều có phưng pháp canh tác và trồng lúa gạo khác nhau, điều đó cũng ảnh hưởng nhiều đến giá bán. Thế nhưng ở Ấn Độ, 0.5kg gạo có giá gần 70.000 VNĐ. Nhiều người ban đầu nghĩ rằng chắc hẳn vì mùi vị ngon nên mới có giá đắt đến như vậy. Tuy nhiên, sau khi mua thử về nấu, họ phát hiện ra mùi vị của chúng hoàn toàn trái ngược, nó không hề ngon và thậm chí là hơi khó ăn.
Bên cạnh đó, khi quan sát kỹ, mọi người sẽ thấy hạt gạo của người Ấn rất khác, chúng rất dài, dài gấp đôi loại thông thường chúng ta ăn, thậm chí khi nấu xong chúng còn dài hơn nữa, cảm giác giống như một sợi mì ngắn. Bên cạnh đó, chúng không có mùi vị gì đặc biệt, rất nhạt nhẽo và rời rạc.
Người Ấn thường ăn cơm bằng tay, họ ăn kèm cơm với các loại cà ri hoặc nhiều món khác. Điều đáng chú ý là họ không sử dụng thìa hay đũa mà dùng tay bốc. Họ chỉ cùng tay phải để bốc, không dùng tay trái vì nghĩ rằng nó rất bẩn, nếu sử dụng tay bẩn chạm vào thức ăn là bất kính với thần linh.
Mặc dù cuộc sống người dân Ấn Độ không quá giàu có nhưng một thực phẩm chính là gạo lại đắt đỏ, điều này khiến cho nhiều người rất thắc mắc.
Theo 24h