Việc có được cúng thịt lợn vào đêm giao thừa năm Kỷ Hợi không là điều nhiều người quan tâm.
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng đêm Giao thừa hay còn được biết đến là “lễ trừ tịch” có ý nghĩa bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón nhận những điều tốt đẹp của năm mới và được thực hiện vào đêm 30 Tết (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý (23h-1h), mở đầu ngày mùng 1 Tết.
Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai trị hạ giới khác nhau. Cứ hết một năm, vị quan Hành khiển đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.
Lễ cúng giao thừa gồm có 2 lễ đó là lễ cúng ngoài trời và lễ cúng trong nhà. Mỗi lễ cúng sẽ có mâm cỗ cúng giao thừa riêng.
Thông thường, trong mâm lễ cúng ngoài trời có thể gồm mâm xôi cùng gà trống hoặc thủ lợn cùng các lễ vật khác. Còn mâm cỗ cúng trong nhà thường là mâm cỗ mặn trong đó cũng có các món ăn ngày Tết như thịt gà, thịt lợn nướng, nem rán, canh măng…
Nhiều người băn khoăn không biết có nên cúng thịt lợn vào giao thừa năm Kỷ Hợi 2019 không
Tuy nhiên, năm 2019 là năm Kỷ Hợi, con lợn là “chủ thể” của năm này, nhiều người băn khoăn nhất là có nên cúng và ăn thịt lợn đêm giao thừa hay không vì họ lo rằng sẽ phạm húy, không đem lại may mắn, tài lộc…
Lý giải điều này, PGS.TS Lê Quý Đức – Nguyên phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển (đã trao đổi với báo Gia đình & Xã hội) cho rằng, đó là niềm tin vào một điều gì đó trong đời sống tâm linh. Chẳng ai cấm cản được niềm tin nhưng điều đó không có cơ sở khoa học. Trong 12 con giáp có những con không hề có trong thực tế như con rồng, có ai tìm được rồng để cúng giao thừa?
GS.TS Lê Quý Đức – Nguyên phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển (đã trao đổi với báo Gia đình & Xã hội) cho rằng, việc không ăn thịt lợn vào giao thừa năm Kỷ Hợi đó là niềm tin vào một điều gì đó trong đời sống tâm linh.
Quan niệm này có tính chất duy tâm, duy cảm, cũng có nét duy vật thô sơ. Nó cũng có một chút tinh thần nhân văn đó là năm con vật chủ thể mà làm vậy là điều ác nên kiêng. Và vì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên việc có cúng hay không tùy thuộc vào ý nguyện của từng người. Nếu trong tâm lý của ai đó mà “băn khoăn” thì có thể tránh để cho an yên, còn gia đình nào có làm cũng không sao cả.
Theo Eva