<
p align=”justify”>Mì lạnh Đan Đông, vịt quay Quảng Đông, bánh bao Thiên Tân hay phở chua Lạng Sơn là những món ăn được tín đồ ẩm thực ‘réo tên’.
<
p align=”justify”>Chủ tịch Kim Jong-un đến Hà Nội tham sự hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều bằng tàu hỏa. Đoàn tàu bọc thép của nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt đầu khởi hành từ thủ đô Bình Nhưỡng chiều 23/2, theo lộ trình đã tới thành phố Đan Đông (tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) vào đêm cùng ngày rồi tới Thiên Tân (trưa 24/2). Sau đó, đoàn tàu tiếp tục di chuyển theo tuyến đường sắt phía đông Trung Quốc đi qua rất nhiều thành phố. Những ga cuối cùng trên đất Trung Quốc là Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông), Nam Ninh – Bằng Tường (tỉnh Quảng Tây) trước khi tới Việt Nam, dự kiến vào sáng 26/2.
<
p align=”justify”>Đoàn tàu đi thẳng không dừng nhưng những du khách yêu ẩm thực cũng đã nhanh chóng “gợi ý” của chủ tịch Kim Jong-un nhiều món đặc sản vùng miền dọc theo tuyến đường này.
<
p align=”justify”>Mì lạnh Đan Đông
<
p align=”justify”>Đan Đông là thành phố thuộc tỉnh Liêu Ninh (phía Bắc Trung Quốc), có biên giới với Triều Tiên. Hầu hết các tour du lịch của khách nước ngoài vào Triều Tiên đều xuất phát từ thành phố này. Ẩm thực ở Đan Đông cũng mang ảnh hưởng mạnh mẽ từ các món ăn xuất xứ Triều Tiên, trong đó, phổ biến nhất là món mì lạnh.
<
p align=”justify”>Đây vốn là một món ăn vào mùa đông của người Bắc Hàn nhưng cũng khá phổ biến ở Hàn Quốc vào mùa mùa hè. Mì lạnh cũng từng trở thành đề tài hot khắp các mặt báo vào năm 2018 khi Chủ tịch Kim Jong-un mang theo món ăn này từ Bình Nhưỡng đến tặng cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In nhân hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
<
p align=”justify”>Mì lạnh (hay vòn gọi là Naengmyeon hay hangul) dùng loại sợi mì nhỏ làm từ bột sắn dây hoặc kiều mạch. Theo truyền thống, mì thường được phục vụ trong một bát kim loại đựng nước dùng ướp đá lạnh, rau sống thái chỉ, vài lát lê và thường thêm một quả trứng luộc thường hoặc thịt bò lạnh. Người ta thường ăn kèm mù tạt cay hoặc giấm.
<
p align=”justify”>Bánh bao Thiên Tân
<
p align=”justify”>Thiên Tân là một thành phố cảng lớn và đóng vai trò quan trọng ở phía Đông Trung Quốc. Khách du lịch đến Thiên Tân không nhiều bằng các nơi khác như Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu… nhưng vẫn bị ấn tượng bởi ẩm thực nơi này. Đáng chú ý nhất có lẽ là loại bánh bao có cái tên quái gở – bánh bao “chó cũng không thèm” (gou bu li).
<
p align=”justify”>Có cái tên không mấy ngon miệng thực chất xuất xứ của nó không đáng ngại như bạn nghĩ. Xa xưa, có một chàng trai đầu bếp tên Cẩu Tử học được nghề làm bánh. Tiệm bánh của anh chàng rất đông đúc, đến mức luôn tay luôn chân, không có thời gian để ý tới khách hàng, do đó mới có tên gọi “Cẩu bất lý” nghĩa là chó cũng không thèm để ý. Chiếc bánh bao làm từ thịt lợn trộn với loại nước sốt đặc biệt được hầm từ xương sườn trong nhiều giờ liền, thêm dầu mè, xì dầu, gừng, hành lá và một số gia vị gia truyền khác.
<
p align=”justify”>Vịt quay Quảng Đông
<
p align=”justify”>Quảng Châu (thủ phủ tỉnh Quảng Đông) là điểm giao thông trung chuyển lớn của các phương tiện đường hàng không và đường sắt (bao gồm cả cao tốc và tàu thông thường). Người Trung Quốc xưa cũng truyền miệng nhau rằng “muốn ăn ngon thì phải tới Quảng Châu” bởi nơi đây sở hữu vô vàn món ăn ngon, màu sắc và mùi vị rất hấp dẫn. Trong đó không thể không nhắc tới vịt quay Quảng Đông.
<
p align=”justify”>Có thể nói vịt quay chính là niềm tự hào của người Quảng Đông nói chung và Quảng Châu nói riêng bởi từng công đoạn tạo ra món ăn đều rất cầu kỳ, đòi hỏi sự tinh tế. Người ta không bao giờ mổ phanh con vịt mà chỉ khoét một lỗ để lấy ra nội tạng rồi tẩm ướp và nướng để thịt vịt ngọt, đậm đà, mềm và không bị mất nước nhiều.
<
p align=”justify”>Công đoạn ướp cũng cần nhiều công phu như các loại nguyên liệu đường môn, đường đỏ, tỏi, gừng hành, bột cam thảo, đậu nành, rượu và giấm trắng. Hỗn hợp được quết đều lên mình vịt để vừa ngấm vừa có màu đẹp mắt và phải ướp trong 2 giờ mới quay. Quay vịt cũng phải đều tay, không được lười biếng thì thịt mới chín vàng đều, không bị khô.
<
p align=”justify”>Mì bằng hữu Nam Ninh
<
p align=”justify”>Nam Ninh là thủ phủ tỉnh Quảng Tây – sát biên giới Việt Nam. Đây cũng là điểm cuối cùng của tuyến đường sắt Hà Nội – Nam Ninh xuất phát từ ga Gia Lâm, được khá nhiều du khách lựa chọn cho chuyến đi của mình. Từ Nam Ninh, bạn có thể bắt các chuyến tàu cao tốc tới các thành phố lớn khác như Quảng Châu, Quế Lâm… hay chọn các chuyến bay từ sân bay Ngô Vu.
<
p align=”justify”>Đến Nam Ninh, nhất định bạn phải thử qua món mì bằng hữu nổi tiếng ở thành phố này. Đây là một món ăn truyền thống có lịch sử hàng trăm năm, trở nên gần gũi và quen thuộc với người dân địa phương. Du khách có thể bắt gặp rất nhiều quán bán món mì bằng hữu ở Nam Ninh. Món ăn bao gồm: mì sợi, xì dầu, ớt, măng chua, tỏi băm, bột tiêu, thịt bò băm… Món mì này thương được dùng là món khai vị, chua chua, cay cay, đậm đà.
<
p align=”justify”>Phở chua Lạng Sơn
<
p align=”justify”>Theo dự kiến, đoàn tàu của ông Kim sẽ dừng chân ở ga Đồng Đăng (Lạng Sơn), sau đó di chuyển bằng đường bộ về Hà Nội. Từ trước đến nay, Lạng Sơn vẫn nổi tiếng là một địa phương giàu bản sắc truyền thống, nơi giao thoa của hai nền ẩm thực Việt Nam – Trung Hoa với rất nhiều món ăn ngon, mùi vị độc đáo. Phải kể đến các loại “sơn hào hải vị” nức tiếng xa gần như vịt quay, lợn quay lá móc mật, bánh ngải, khâu nhục, bánh cuốn trứng, bánh áp chảo hay bánh coóng phù…
<
p align=”justify”>Trong đó, phở chua là một món rất đáng để thử. Một bát phở chua truyền thống của xứ Lạng cần đến hơn chục loại nguyên liệu đặc biệt như khoai lang, gan lợn, dạ dày, thịt ba chỉ, xá xíu, bột chao, lạp xưởng. Các loại rau sống, rau thơm, dưa chuột, lạc rang… cũng góp phần khiến bát phở chua hội tụ đầy đủ vị cay, ngọt man mát lại chua dịu thanh thanh, rất dễ ăn và phù hợp khẩu vị của nhiều người.
<
p align=”justify”>Theo: Ngôi sao