Khi nướng vịt trên lò, điều chỉnh 2 mức lửa. Mức 180 độ giúp thịt giữ độ dai vừa phải, còn mức 150-160 độ khiến thịt mềm tan.
Đây là món ăn phổ biến ở Đức vào mỗi dịp giáng sinh. Cách chế biến cũng không khác vì mấy so với vịt quay Bắc Kinh hay vịt/ gà quay Việt Nam nhưng thịt vịt lại dày, mềm mại và hấp dẫn hơn. Thưởng thức món vịt nướng ấm nóng, thơm lừng trong không khí se se lạnh thật là tuyệt vời.
Nhân vật Bếp: Bùi An; hiện đang sống và làm việc tại Đức.
Là người đam mê ẩm thực, sở hữu fanpage “Ăn Ý”, chuyên viết về các món Châu Âu, bánh ngọt cũng như văn hóa và địa điểm du lịch mà chị đã đi qua.
Chị Bùi An hiện đang sống ở Đức.
“Để món vịt quay truyền thống Đức thơm ngon cần biết chọn vịt đúng cách”, chị An chia sẻ. Vịt nên chọn loại to, tầm 2-3kg. Khi nướng trên lò nóng, điều chỉnh 2 mức lửa. Mức 180 độ giúp thịt giữ độ dai vừa phải, còn mức 150-160 độ, thịt sẽ mềm tan.
Món này được nướng với táo và cam. Trong quá trình nướng, cam và táo sẽ tan chảy, phần sốt thấm vào vịt. Từ đó, thịt có vị ngọt và thơm.
Thịt vịt nướng màu cánh gián bắt mắt.
Chị An còn nói: “Phần nước sốt chảy ra từ thịt trong quá trình nướng, nếu nấu cùng một chút bột mỳ hoặc bột ngô sẽ tạo độ sánh vừa phải. Phần nước này nên giữ lại chấm thịt vịt hoặc bánh mỳ, ăn kèm với cơm thì tuyệt vời”.
Đối với món vịt truyền thống Đức thì ăn kèm với Knödel, làm từ bột khoai tây vo tròn, Sauerkraut hoặc Rotkraut (Bắp cải muối). Còn tại Việt Nam, có thể ăn kèm bánh mỳ hoặc cơm đều ngon.
Món vịt nướng truyền thống Đức.
Nguyên liệu
– 1 con vịt (tầm 2 – 3 kg)
– 1 quả cam
– 1 quả táo
– 3 củ cà rốt
– 2 củ hành tây cỡ vừa
– 1 nhánh cần tây
– 1 nhánh tỏi tây
– 100gr đậu cove (tùy ý)
– 4, 5 tép tỏi
– Bột mỳ (có thể thay thể bằng bột năng hoặc bột ngô)
– Muối
– Tiêu
Cách làm
Bước 1: Vịt nguyên con, làm sạch, bỏ hết nội tạng, sau đó dùng tay bóp thịt vịt với một chút muối, hạt tiêu.
Bước 2: Cam, táo và hành tây cắt miếng vuông to, tỏi bóc vỏ trắng. Tất cả cho vào bát, trộn đều cùng muối, hạt tiêu. Sau đó nhét đầy vào bụng vịt. Phần còn thừa giữ lại.
Bước 3: Cà rốt, tỏi tây, cần tây cắt khúc, hành tây cắt miếng
Bước 4: Chuẩn bị khay nướng, bỏ tất cả cà rốt, tỏi tây, cần tây, hành tây và phần dư cam, táo giữ lại trước đó vào khay nướng. Sau đó đặt vịt đã nhồi vào khay, cho vào lò nướng với chế độ 2 lửa.
Bước 5: Khi thấy vịt đã vàng mặt, để phần da giòn rụm, lấy vịt đặt lên thanh nướng, mỡ dư chảy xuống khay. Lúc này, tăng nhiệt độ lên mức 250 độ. Nướng trong tầm 10-15 phút.
Bước 6: Thịt vịt chín, lấy phần nước chảy dưới khay cho vào nồi, khuấy cùng một chút bột mỳ (hoặc bột năng hay bột ngô) đã hòa tan trong nước lạnh, đun đến khi có độ sệt vừa phải. Nêm thêm muối và hạt tiêu sau đó rưới lên thịt vịt.
Món ăn hoàn thành.
Khi nướng vịt trên lò, điều chỉnh 2 mức lửa. Mức 180 độ giúp thịt giữ độ dai vừa phải, còn mức 150-160 độ khiến thịt mềm tan.
Đây là món ăn phổ biến ở Đức vào mỗi dịp giáng sinh. Cách chế biến cũng không khác vì mấy so với vịt quay Bắc Kinh hay vịt/ gà quay Việt Nam nhưng thịt vịt lại dày, mềm mại và hấp dẫn hơn. Thưởng thức món vịt nướng ấm nóng, thơm lừng trong không khí se se lạnh thật là tuyệt vời.
Nhân vật Bếp: Bùi An; hiện đang sống và làm việc tại Đức.
Là người đam mê ẩm thực, sở hữu fanpage “Ăn Ý”, chuyên viết về các món Châu Âu, bánh ngọt cũng như văn hóa và địa điểm du lịch mà chị đã đi qua.
Chị Bùi An hiện đang sống ở Đức.
“Để món vịt quay truyền thống Đức thơm ngon cần biết chọn vịt đúng cách”, chị An chia sẻ. Vịt nên chọn loại to, tầm 2-3kg. Khi nướng trên lò nóng, điều chỉnh 2 mức lửa. Mức 180 độ giúp thịt giữ độ dai vừa phải, còn mức 150-160 độ, thịt sẽ mềm tan.
Món này được nướng với táo và cam. Trong quá trình nướng, cam và táo sẽ tan chảy, phần sốt thấm vào vịt. Từ đó, thịt có vị ngọt và thơm.
Thịt vịt nướng màu cánh gián bắt mắt.
Chị An còn nói: “Phần nước sốt chảy ra từ thịt trong quá trình nướng, nếu nấu cùng một chút bột mỳ hoặc bột ngô sẽ tạo độ sánh vừa phải. Phần nước này nên giữ lại chấm thịt vịt hoặc bánh mỳ, ăn kèm với cơm thì tuyệt vời”.
Đối với món vịt truyền thống Đức thì ăn kèm với Knödel, làm từ bột khoai tây vo tròn, Sauerkraut hoặc Rotkraut (Bắp cải muối). Còn tại Việt Nam, có thể ăn kèm bánh mỳ hoặc cơm đều ngon.
Món vịt nướng truyền thống Đức.
Nguyên liệu
– 1 con vịt (tầm 2 – 3 kg)
– 1 quả cam
– 1 quả táo
– 3 củ cà rốt
– 2 củ hành tây cỡ vừa
– 1 nhánh cần tây
– 1 nhánh tỏi tây
– 100gr đậu cove (tùy ý)
– 4, 5 tép tỏi
– Bột mỳ (có thể thay thể bằng bột năng hoặc bột ngô)
– Muối
– Tiêu
Cách làm
Bước 1: Vịt nguyên con, làm sạch, bỏ hết nội tạng, sau đó dùng tay bóp thịt vịt với một chút muối, hạt tiêu.
Bước 2: Cam, táo và hành tây cắt miếng vuông to, tỏi bóc vỏ trắng. Tất cả cho vào bát, trộn đều cùng muối, hạt tiêu. Sau đó nhét đầy vào bụng vịt. Phần còn thừa giữ lại.
Bước 3: Cà rốt, tỏi tây, cần tây cắt khúc, hành tây cắt miếng
Bước 4: Chuẩn bị khay nướng, bỏ tất cả cà rốt, tỏi tây, cần tây, hành tây và phần dư cam, táo giữ lại trước đó vào khay nướng. Sau đó đặt vịt đã nhồi vào khay, cho vào lò nướng với chế độ 2 lửa.
Bước 5: Khi thấy vịt đã vàng mặt, để phần da giòn rụm, lấy vịt đặt lên thanh nướng, mỡ dư chảy xuống khay. Lúc này, tăng nhiệt độ lên mức 250 độ. Nướng trong tầm 10-15 phút.
Bước 6: Thịt vịt chín, lấy phần nước chảy dưới khay cho vào nồi, khuấy cùng một chút bột mỳ (hoặc bột năng hay bột ngô) đã hòa tan trong nước lạnh, đun đến khi có độ sệt vừa phải. Nêm thêm muối và hạt tiêu sau đó rưới lên thịt vịt.
Món ăn hoàn thành.
Theo 24h