Bánh nậm là đặc sản nổi tiếng của địa phương nào?

Bánh nậm, bánh pía, bánh cuốn… là những loại bánh đặc trưng cho mỗi vùng miền, mang đậm mùi vị truyền thống của Việt Nam.

Bánh nậm là đặc sản nổi tiếng của địa phương nào?

1. Bánh nậm là đặc sản nổi tiếng của địa phương nào?
  • Huế
  • Nghệ An
  • Hà Tĩnh

Bánh nậm là đặc sản nổi tiếng xứ Huế. Bánh được làm từ bột gạo, có hình dạng mỏng và dẹt. Phần nhân bánh thường là tôm, thịt xay. Bánh nậm được cuốn trong lá dong hoặc lá chuối. Người Huế còn làm bánh nậm chay, chỉ có nhân đậu xanh, dùng trong ngày rằm, mùng một. Ảnh: mbi.nh.

Bánh nậm là đặc sản nổi tiếng của địa phương nào?

2. Bánh bột lọc có phần nhân gồm những nguyên liệu gì?
  • Tôm, thịt ba chỉ heo
  • Bì heo, tép
  • Bì heo, tôm

Bánh bột lọc là món ngon đặc trưng miền Trung. Bánh được làm từ bột năng, tôm, thịt ba chỉ heo và các loại gia vị như bột ớt, hành lá, tỏi… Bánh được gói trong lá chuối và hấp cách thủy hay luộc chín. Bánh bột lọc thêm đậm vị khi sử dụng cùng loại nước chấm riêng. Ảnh: matchamichi.

Bánh nậm là đặc sản nổi tiếng của địa phương nào?

3. Khuôn đúc bánh căn là loại khuôn làm từ gì?
  • Gỗ
  • Đất nung
  • Gang thép

Bánh căn là món ăn phổ biến vùng Nam Trung Bộ. Bánh có thành phần chính là bột gạo. Để làm bánh căn, người chế biến dùng loại khuôn đúc làm từ đất nung, có nhiều lỗ tròn để đặt bánh. Nước chấm kèm theo thường là nước mắm pha loãng, tỏi, ớt… hoặc nước cá kho. Ảnh: quangvinhmenu.

Bánh nậm là đặc sản nổi tiếng của địa phương nào?

4. Bánh khọt được chế biến thế nào?
  • Bột gạo chiên
  • Bột gạo nướng
  • Bột gạo hấp

Để làm bánh khọt, người chế biến cần chuẩn bị bột gạo, nhân tôm, mỡ heo rán bánh. Đầu tiên, khuôn bánh tròn sẽ được đặt vào giữa chảo, khuôn được tráng mỡ heo nóng. Sau đó, bột bánh được đổ vào khuôn, thêm tôm, lá hẹ vào giữa bột bánh làm nhân. Khi bột vàng, tôm chuyển màu đỏ là bánh đã chín. Ảnh: Vietnamese_eats.

Bánh nậm là đặc sản nổi tiếng của địa phương nào?

5. Bánh pía nguyên thủy có những nguyên liệu chính gì?
  • Bột mì, đậu xanh, mỡ heo
  • Bột mì, sầu riêng, mỡ heo
  • Bột mì, đậu xanh, trứng muối

Bánh pía là đặc sản ngon nức tiếng miền Tây. Bánh pía nguyên thủy có nguyên liệu đơn giản với vỏ ngoài làm bằng bột mì nhiều lớp, nhân làm từ đậu xanh và mỡ heo. Ngày nay, bánh pía có nhiều biến thể với nhân trứng muối, đậu xanh, sầu riêng, khoai môn… Ảnh: anh_ngoc_huynh.

Bánh nậm là đặc sản nổi tiếng của địa phương nào?

6. Loại bột nào được sử dụng làm bánh cuốn?
  • Bột ngô
  • Bột sắn
  • Bột gạo

Bánh cuốn được làm từ bột gạo hấp, tráng mỏng, cuộn tròn, bên trong độn nhân mộc nhĩ và thịt băm. Bánh cuốn là món ăn phổ biến của người dân các tỉnh miền Bắc. Bánh có nhiều biến thể ở mỗi vùng. Ở một số tỉnh thành, người dân ăn bánh cuốn chay làm từ bột gạo không nhân, kèm nước chấm thịt nướng. Tại Hà Nội, bánh cuốn thường được hấp nóng với nhân thịt băm, mộc nhĩ, kèm nước chấm mặn ngọt. Ảnh: valeri_n.

Bánh nậm là đặc sản nổi tiếng của địa phương nào?

7. Loại bột nào được dùng làm bánh da lợn?
  • Bột năng, bột gạo
  • Bột gạo nếp, bột sắn
  • Bột mì, bột năng

Bánh da lợn đặc trưng vùng Nam Bộ có thành phần chính làm từ bột năng. Nhân bánh có đậu xanh, khoai môn nghiền mịn, thêm đường và tinh dầu vani cho dậy vị. Bánh da lợn dẻo, dai, có vị thơm ngậy. Ảnh: an_vat__co_eng.

Bích Phương

Theo Zing

Author:

Gửi phản hồi