Gỏi lá là đặc sản độc đáo của tỉnh nào?

Đến với địa phương này, du khách có cơ hội thưởng thức những món ăn, thức uống hấp dẫn, độc đáo, mang nét đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên như gỏi lá, gà nướng, vang sim rừng…

Gỏi lá là đặc sản độc đáo của tỉnh nào?

1. Gỏi lá là đặc sản độc đáo của tỉnh nào?
  • Kon Tum
  • Bình Phước
  • Quảng Trị
  • Ninh Thuận

Gỏi lá là đặc sản du khách không nên bỏ qua khi có dịp đến phố núi Kon Tum. Nét độc đáo, ấn tượng của món ngon này chính là sử dụng rất nhiều loại lá. Có người cho rằng số lượng lá làm nguyên liệu trong món gỏi có thể lên đến 40 loại, thậm chí là 60 loại lá khác nhau, trong đó có nhiều sản vật đặc trưng của địa phương, không dễ nhận biết, cũng như không dễ tìm thấy ở nơi khác. Ảnh: Vulee16.

Gỏi lá là đặc sản độc đáo của tỉnh nào?

2. Cách thưởng thức “đúng điệu” khi ăn món gỏi lá Kon Tum là gì?
  • Trộn đều tất cả các nguyên liệu vào tô, ăn chung với bún
  • Bẻ bánh tráng, xúc các nguyên liệu rồi chấm mắm
  • Gấp lá thành hình phễu rồi thêm các nguyên liệu vào
  • Dùng từng lát thịt để cuốn các loại lá

Ngoài nhiều loại lá khác nhau, gỏi lá Kon Tum không thể thiếu những nguyên liệu đi kèm như thịt ba rọi, da heo thái mỏng, tôm (tép) rang, tiêu hạt, muối hạt, ớt, nước chấm đặc trưng được pha chế sền sệt… Cách thưởng thức “đúng điệu” cho món ngon này là chọn những loại lá to bản, gấp thành hình phễu rồi cho thêm các loại lá khác, cũng như thịt, tôm… vào trong thành một cuốn gỏi đầy đặn, vừa ăn. Ảnh: Pyzamadeinpoland.

Gỏi lá là đặc sản độc đáo của tỉnh nào?

3. Gỏi lá Kon Tum từng góp mặt trong danh sách nào sau đây do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố?
  • Top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản kỳ lạ nhất Việt Nam
  • Top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản giản dị nhất Việt Nam
  • Top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản có tên lạ nhất Việt Nam
  • Top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam

Gỏi lá là “đại diện” duy nhất ở Kon Tum góp mặt vào top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn 2011-2016. Danh sách này do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố sau 5 năm tìm kiếm, bình chọn. Gỏi lá không chỉ hấp dẫn bởi sự tổng hòa đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng của các nguyên liệu thành phần, mà còn được đánh giá cao nhờ công dụng chữa bệnh của một số loại lá trong món ăn. Ảnh: Urlaub_vietnam_de.

Gỏi lá là đặc sản độc đáo của tỉnh nào?

4. Tại Kon Tum, bạn có thể thưởng thức món xôi lạ miệng nào?
  • Xôi ốc
  • Xôi măng
  • Xôi nếp cẩm
  • Xôi củ cải

Với nhiều người, xôi là món ăn không quá xa lạ. Song, khi đến Kon Tum, bạn đừng quên thưởng thức xôi măng độc đáo cho bữa sáng “chắc bụng”. Nhờ bột nghệ, xôi có màu vàng ươm đẹp mắt. Ngoài ra, nét đặc trưng của món ngon này chính là những miếng măng rừng đậm đà, hấp dẫn. Xôi măng có thể ăn kèm với cá kho để thêm phần bắt vị. Ảnh: Chang.uyentrang.

Gỏi lá là đặc sản độc đáo của tỉnh nào?

5. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum có món cơm đặc trưng nào sau đây?
  • Cơm tấm
  • Cơm lam
  • Cơm hến
  • Cơm trộn

Cơm lam là một trong những món ăn quen thuộc, đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum. Hương thơm của gạo nếp rẫy như được tăng thêm nhờ cách nấu đặc biệt trong những ống nứa non vùi bếp lửa. Khi thưởng thức, bạn chỉ cần bỏ lớp nứa bên ngoài, cắt thành từng khúc, chấm muối vừng là có thể thưởng thức vị deo dẻo, bùi bùi của món ăn giản dị này. Ảnh: Nguyenhieutoan.

Gỏi lá là đặc sản độc đáo của tỉnh nào?

6. Cơm lam thường được dùng với những thức ăn nào?
  • Bồ câu nướng, thịt heo xiên nướng
  • Bồ câu nướng, thịt cừu xiên nướng
  • Gà nướng, thịt cừu xiên nướng
  • Gà nướng, thịt heo xiên nướng

Đến Kon Tum, bạn nhớ thưởng thức “combo” cơm lam, gà nướng, thịt heo xiên nướng hấp dẫn. Gà thường được sơ chế sạch, giữ nguyên con, trong khi thịt heo lại thái thành từng lát mỏng, xiên que. Các nguyên liệu này được tẩm ướp gia vị theo công thức đặc trưng của đồng bào dân tộc, rồi đem nướng trên lửa than hồng, thơm nức mũi. Ảnh: Cunsfoodie.

Gỏi lá là đặc sản độc đáo của tỉnh nào?

7. Địa danh nào ở Kon Tum nổi tiếng với vang sim rừng?
  • Măng Tía
  • Măng Đỏ
  • Măng Đen
  • Măng Xanh

Kon Tum nổi tiếng với vang sim rừng Măng Đen, vùng đất vốn được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai” của Tây Nguyên. Tại đây, khoảng thời gian giữa hè sang thu là lúc sim rừng chín mọng. Từ sim thu hoạch được, kết hợp công nghệ chiết xuất men vi sinh, người ta đã cho ra một thức uống đượm nồng, quyến rũ. Ảnh: Hongyen171079.

Song Phúc

Theo Zing

Author:

Gửi phản hồi