Các bà nội trợ cần biết những loại thực phẩm kiêng kỵ ăn với thịt lợn hay nội tạng lợn để bảo vệ sức khỏe cho mọi người trong gia đình.
Thịt trâu, bò
Theo các chuyên gia ẩm thực, thịt lợn và thịt bò kỵ nhau, làm giảm các chất dinh dưỡng có trong nhau vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn. Vậy nên các bà nội trợ nên hạn chế dùng 2 loại thịt này trong một món ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong chúng.
Thịt trâu tính hàn, gặp thịt lợn tính dễ sinh chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do đó, bạn cũng không nên ăn hai món này cùng một lúc
Thịt chim
Thịt lợn cũng không nên ăn chung với thịt chim bởi khi kết hợp với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Đặc biệt, thịt lợn dùng chung với thịt chim bồ câu còn dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe.
Lá mơ và ốc đồng
Theo tương quan ngũ hành, nếu ăn thịt lợn với ốc đồng dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, thịt lợn chứa rất nhiều protein, nếu dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc gây tả lỵ.
Gan lợn
Không chỉ phần thịt của lợn, các bộ phận lục phủ ngũ tạng cũng có những cấm kỵ riêng. Theo đó, gan lợn không nên ăn chung với đậu hũ vì sẽ làm cho bệnh của bạn lâu lành.
Gan lợn kỵ cũng kỵ ăn chung với các loại cá vì dễ khiến da mặt bạn bị nổi ung nhọt, khó chịu.
Rau mùi
Trong thành phần của thịt lợn và rau mùi tính ôn, hao khí gây hại cho sức khỏe. Trong thành phần của thịt lợn tính hàn, ích khí gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, khi thịt lợn nấu chung hoặc ăn chung với rau mùi sẽ gây chướng bụng khó tiêu cho bạn, rối loạn tiêu hóa.
Óc lợn
Óc, tủy lợn dùng chung với rượu ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý của nam giới. Do vậy, không nên dùng óc, tủy lợn làm món nhắm rượu.
Phổi lợn
Phổi lợn dùng chung với súp lơ dễ gây chứng khí trệ, trướng bụng, khó chịu.
Thịt rùa, ba ba
Thịt lợn ăn chung với thịt rùa hoặc ba ba sẽ gây chứng khí trệ, đầy bụng.
Gừng tươi
Theo các chuyên gia Đông y, thịt lợn ăn cùng gừng sống dễ gây ra chứng phong thấp, hoặc khiến da mặt nổi lên các nốt đen. Nếu ăn phải, lấy nắm lá dâu non luộc lấy nước uống sẽ khỏi.
Đậu nành
Không nên kết hợp thịt heo và đậu nành trong cùng một món ăn. Nghiên cứu cho thấy đậu nành chứa khoảng 60 đến 80% là photpho, chất này ảnh hưởng đến chất lượng của một số loại thực phẩm khi chế biến cùng, chẳng hạn như thịt heo, cá…
Gan dê
Kết hợp thịt lợn và gan dê cũng không phải là lựa chọn sáng suốt của các bà nội trợ. Gan dê có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có mùi gây, hoi, khi xào với thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn càng khó chịu, kém hấp dẫn người dùng.
Theo Minh Khôi (T/h) (Đời sống & Pháp luật)
Nguồn: Eva