Cỏ tráng dương, cỏ rửa ruột… cùng là tên loại rau gia vị gọi dân dã là “hẹ”. Đặc biệt hoa hẹ được chế biến thành nhiều món ăn bài thuốc ngon lạ, giải cảm, chống virus xâm nhập cơ thể mùa đông, sạch ruột, bổ thận, tráng dương, rất tốt cho nam giới.
Nên ăn hoa hẹ vào mùa xuân
Cây hẹ giàu dược tính, mùi thơm rất đặc trưng, dùng trong nhiều món ăn, bài thuốc, là rau sạch đặc sản của Đà Lạt và trồng ở nhiều nơi. Sách “Bản thảo thập dị” có viết “Trong các loại rau, món này ấm nhất và có lợi cho cơ thể, nên ăn thường xuyên”.
Hoa hẹ. Ảnh minh họa.
Theo Tây y, hẹ là rau giàu dinh dưỡng. 1kg hẹ chứa 5-10g đạm, 5-30g đường, các vitamin cần thiết cho cơ thể, nên được coi là một vị thuốc quý trong dân gian, Ăn tươi sẽ ngăn chặn đáng kể dị tật bẩm sinh về ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Theo Đông y, hẹ hăng hăng, chua chua giàu vitamin nhóm B, khoáng chất quan trọng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể hoạt động tốt. Hẹ thúc đẩy cảm giác thèm ăn, tăng cường chức năng tiêu hóa, sát khuẩn tiêu viêm, bổ khí tráng dương, giải độc, chống viêm mạnh hơn cả thuốc kháng sinh, chữa các bệnh thời khí (như ho, cảm mạo, cảm cúm, chống ho, viêm họng, tiêu đờm…), nhuận tràng, đẩy ra các chất thải, mỡ trong đường ruột, chống táo bón, giảm béo, ngừa ung thư, làm đẹp da, chống lại các virus…
Rau hẹ thơm ngon và là món ăn số 1 vào mùa xuân, nhưng mùa hè thì có mùi khó chịu. Lá hẹ sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc (dân gian hay dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương…). Toàn thân cây hẹ có dược tính, phát huy tốt nhất vào mùa xuân:
Hoa hẹ nhiều tác dụng tốt hơn lá hẹ nhiều lần. Ảnh minh họa.
Theo tài liệu của Bác sĩ Nguyễn Lê Hồng Vân (Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng), hoa hẹ màu trắng, tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc dài 20-30cm, nhiều tác dụng tốt hơn lá hẹ. Hoa hẹ là đặc sản ở Đà Lạt, miền Bắc không trồng nhiều. Giá bông hẹ chỉ khoảng 50.000/kg.
Lá hẹ, hoa hẹ thúc đẩy cảm giác thèm ăn, tốt cho tiêu hóa, sát khuẩn, tiêu viêm, bổ khí tráng dương, tăng cường nhu động dạ dày, phòng ung thư đường ruột, hỗ trợ dạ dày tiêu hóa, giảm cholesterol trong máu, lọc sạch thành ruột – nên còn gọi là “cỏ rửa ruột”.
Rễ hẹ tính ấm, vị cay – thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa…
Hạt hẹ tính ấm, vị cay ngọt, có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh, được dùng chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm – còn được gọi là “cỏ tráng dương”, giúp ấm trung hạ khí, bổ thận ích dương, chữa dương suy, đa niệu, tay chân mất sức, tăng tính nhạy cảm với insulin (tốt cho người bị bệnh tiểu đường), giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ tuyến tuỵ, kháng khuẩn…
Hoa hẹ xào thịt bò. Ảnh minh họa.
Các món ăn từ hoa hẹ ngon, dễ chế biến
Hoa hẹ giàu dinh dưỡng, dược tính hơn lá hẹ nhiều lần, ăn rất giòn và ngọt và là món rau đặc sản trong ẩm thực Việt. Nhưng để kết hợp với thực phẩm sao cho phát huy mùi vị và hiệu quả thì không phải ai cũng biết.
Thân hoa hẹ được cắt khúc ăn sống, hoặc ăn kèm các loại rau khác, nhưng ngon nhất là với giá.
Hoa hẹ xào chung với giá đậu xanh làm món chay/ mặn đều ngon. Món hoa hẹ -giá giúp bồi bổ cơ thể, giải độc, giải nhiệt, ngừa táo bón, rất tốt cho người béo phì.
Canh hoa hẹ nấu xương, thịt, hoặc nhúng lẩu có vị thơm, ngọt.
Bông hẹ muối dưa chua với giá, củ cải, củ cà rốt ăn rất ngon miệng.
Cháo hoa hẹ trị nhức mỏi, đau lưng.
Hoa hẹ – trứng gà bổ thận tráng dương.
Hoa hẹ – tôm tươi tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
Hoa hẹ – nấm bào ngư tốt cho ruột và dạ dày.
Hoa hẹ – cá diếc nâng cao sức khỏe
Hoa hẹ xào thịt bò giúp trị xuất tinh sớm. Hoa hẹ – đậu hũ tăng cường khả năng tình dục.
Món hoa hẹ xào tôm mực. Ảnh minh họa
Hướng dẫn một số món món chế biến từ hoa hẹ:
Tôm mực xào hẹ
Nguyên liệu:
Tôm, mực, bông hẹ, hành tây, tỏi, hành lá, gia vị, hạt tiêu.
Cách làm:
Tôm rửa sạch rút chỉ đen và khứa nhẹ sống lưng để gia vị dễ ngấm.
Mực rửa sạch, bỏ mật và rút mai rồi thái khoanh vừa ăn.
Tỏi bóc vỏ đập giập. Hành lá, bông hẹ rửa sạch cắt khúc. Hành tây, ớt xanh bổ múi cau mỏng.
Phi thơm tỏi, cho mực và tôm vào xào. Nêm mắm, muối, hạt tiêu vừa ăn. Gần chín thì cho ớt xanh vào xào tiếp. Khi ớt, tôm, thịt chín thì thả hoa hẹ, hành lá vào đảo nhanh đều và tắt bếp, ăn nóng.
Món hoa hẹ xào nhộng tằm rất tốt cho nam giới. Ảnh minh họa.
Nhộng tằm xào hoa hẹ – món ăn bổ thận
Nhộng tằm theo Đông y có nguyên khí đầy đủ và thận khí vượng, dùng để trị suy nhược cơ thể, già yếu, liệt dương…
Hoa hẹ bổ thận, trị mộng tinh, khí hư, đau bụng kinh, đau lưng, mỏi gối, đau hai bên hông, nhức nhối trong chân, lạnh chân; tốt cho tiêu hóa; bổ phổi, tiêu đờm. Tốt cho các bệnh nhân tiểu són, đi tiểu nhiều lần.
Kết hợp 2 món có tác dụng bồi bổ làm thận ấm, tốt cho sức khỏe, nhất là với tạng thận. Cách làm món ăn nhộng tằm xào hoa hẹ như sau:
Nguyên liệu:
Nhộng tằm 200g; Hoa hẹ 10g
Nước mắm, dầu ăn.
Cách làm:
Nhộng tằm sơ chế, cho vào nồi, nêm nước mắm vừa ăn rồi đun nhỏ lửa tới khô thì cho dầu ăn vào và đun lửa to. Cho hoa hẹ vào đảo đều và nhanh rồi trút ra đĩa, ăn ngay.
Mẹo chế biến hoa hẹ
– Chọn hoa hẹ bông thẳng, có màu xanh tươi ngon. Rửa sạch rồi cắt vụn mới chế biến sẽ tăng mùi thơm, giúp món ăn ngon hơn.
– Hoa hẹ có tinh dầu rất dễ bay hơi khi gặp nóng, tiết ra mùi hương đặc trưng. Vì vậy cho hẹ nói chung và hoa hẹ nói riêng vào thức ăn là phải đảo nhanh rồi bắc ngay xuống để giữ mùi thơm, độ giòn và dưỡng chất.
– Bảo quản hoa hẹ bằng cách dùng khăn giấy gói và cho vào túi nilon, cất trong ngăn mát tủ lạnh.
Nguồn: 24h