Để không phải bỏ thức ăn thừa

Từ bỏ thói quen lãng phí thực phẩm không khó như bạn nghĩ. Với những bí quyết dưới đây, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như hạn chế tình trạng vứt bỏ thức ăn thừa trong gia đình.

Lập kế hoạch trước khi đi chợ 
Để không phải bỏ thức ăn thừa
Lập kế hoạch cho các bữa ăn trước khi đi mua sắm thực phẩm và lên danh sách những thứ cần mua là điều mà bà nội trợ nên nắm rõ. Đừng đi mua sắm khi bạn đang đói bụng vì lúc này, bạn luôn có xu hướng mua nhiều hơn những thứ mình sẽ dùng.
Chỉ nên mua những thực phẩm nằm trong danh sách đã có đồng thời cần ưu tiên chế biến trước những thực phẩm dễ hỏng nhất. Khi nào hết thì mới mua tiếp.
Luôn mua những miếng thịt tươi ngon nhất
Để không phải bỏ thức ăn thừa
Khi mua thịt, bạn cần chọn lựa thật kỹ để đảm bảo rằng miếng thịt được chọn có chất lượng tốt nhất. Không mua những miếng thịt đã có mùi hôi hoặc xuất hiện những vết sẫm màu trên bề mặt vì khi đã bị biến đổi về màu sắc có nghĩa là miếng thịt đã bị ôi và bạn không còn cách nào khác ngoài việc vứt bỏ chúng khi về đến nhà.
Tận dụng thức ăn thừa
Để không phải bỏ thức ăn thừa
Bạn không nên vứt bỏ thức ăn thừa khi không sử dụng hết mà hãy cho vào tủ lạnh và tận dụng chúng trong bữa ăn tiếp theo. Ngoài ra, sau khi nấu xong mà thấy lượng thức ăn nhiều hơn nhu cầu sử dụng, bạn có thể cho vào hộp rồi bảo quản trong ngăn đông. Sau đó, chỉ cần rã đông và hâm nóng.
Sáng tạo trong nấu nướng
Để không phải bỏ thức ăn thừa
Vứt bỏ hết những phần trái cây chỉ mới bị dập, hư một vài vị trí nhỏ cũng là một điều rất lãng phí. Bạn có thể gọt bỏ những chỗ bị hỏng, thối rồi chế biến chúng thành món sinh tố thơm ngon hoặc dùng cho những món ngọt, món tráng miệng. Đối với rau xanh, nếu thấy đã có dấu hiệu bị héo, hãy tận dụng chúng cho các món súp hoặc nướng.
Bảo quản thức ăn đúng cách
Để không phải bỏ thức ăn thừa
Việc bảo quản thức ăn để kéo dài thời gian sử dụng là vấn đề thiết yếu mà bất kỳ bà nội trợ nào cũng cần phải nắm rõ. Thịt sống cần được rửa sạch và dự trữ trong ngăn đông. Nếu bạn cho thịt vào ngăn mát để rã đông hoặc ướp, cần chú ý giữ cho những hộp đựng thịt sống này cách xa các thức ăn đã được nấu chín nhằm tránh tình trạng bị lây nhiễm vi khuẩn.
Theo khuyến cáo, nhiệt độ cần thiết để giữ cho thực phẩm luôn có độ tươi ngon tốt nhất là từ 10C đến 50C. Những loại thức ăn đóng hộp hoặc được bảo quản trong hộp giấy cần được để ở những nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Mang thức ăn thừa về nhà khi đi ăn ngoài
Để không phải bỏ thức ăn thừa
Chẳng có gì phải xấu hổ khi bạn yêu cầu quán ăn, nhà hàng gói thức ăn thừa còn lại để mang về nhà vì nếu không, các cửa hàng cũng phải vứt bỏ. Hãy tiết kiệm bằng cách mang những món còn thừa về nhà, chắc chắn, bạn sẽ có những bữa ăn “miễn phí” cho ngày hôm sau.
Làm phân bón từ thức ăn thừa
Để không phải bỏ thức ăn thừa
Thay vì vứt bỏ lớp vỏ đã gọt từ các loại rau, củ, quả, bạn có thể tham khảo cách sử dụng chúng để làm phân bón cho cây cảnh trong nhà. Không chỉ hạn chế được tình trạng lãng phí thực phẩm, đây còn là cách để bạn chăm sóc tốt cho những loại cây, hoa mà mình yêu thích.
HỒNG XUÂN
(Theo Healthmeup.com)

Author:

Gửi phản hồi