Đi ăn lẩu tốt nhất đừng gọi 3 món này, tưởng là ngon nhưng làm hỏng vị cả nồi

Đây đều là những thực phẩm, loại rau ngon, tuy nhiên khi ăn chung với các món khác, nó sẽ làm ảnh hưởng tới mùi vị của nồi lẩu, khiến nồi lẩu mất ngon.

Lẩu là món ăn vô cùng quen thuộc nhưng cũng được rất nhiều người yêu thích. Lẩu hấp dẫn ở điểm cùng một lúc bạn có thể thưởng thức nhiều loại thịt, cá… khác nhau mà thứ nào cũng nóng hổi, tươi ngon. Không chỉ thế, lẩu còn có thể nhúng các loại rau mà bạn thích. Mùa nào lẩu cũng là món ăn được ưa chuộng, đặc biệt trong tiết trời đông lạnh giá như thế này. Những ngày rét, bạn có thể quây quần bên người thân, bạn bè, đồng nghiệp, nhâm nhi nồi lẩu nóng hổi với đủ thứ trên đời thì còn gì bằng nhỉ!

Tuy nhiên, khi đi ăn lẩu, có 3 món bạn không nên gọi dù thích ăn đến mấy. Đây đều là những thực phẩm, loại rau ngon, tuy nhiên khi ăn chung với các món khác, nó sẽ làm ảnh hưởng tới mùi vị của nồi lẩu, khiến nồi lẩu mất ngon.

1. Óc lợn

Nhiều người đặc biệt thích ăn óc lợn. Óc lợn sau khi nấu chín vừa mềm, béo lại thơm ngon đặc biệt. Đây là phần não của con lợn, nó chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể như phốt pho, sắt, canxi… Theo Đông y, óc lợn có vị ngọt, tính hàn… Óc lợn có một số tác dụng nhất định trong việc bồi bổ phần xương khớp, hỗ trợ điều chị các bệnh như thần kinh suy nhược, đau đầu, chóng mặt.

Nhiều người có quan niệm “ăn não bổ não”, vì thế đặc biệt ưu ái món này. Ngoài chế biến óc hoặc ăn các món óc lợn khác nhau, họ còn gọi thêm cả óc lợn để cho vào nồi lẩu, đặc biệt là khi đi ăn lẩu cháo. Tuy nhiên, óc lợn sống rất tanh, khi cho vào lẩu, mùi tanh sẽ ảnh hưởng tới cả các món ăn khác trong nồi. Hơn nữa, khi cho óc lợn vào, nó sẽ lâu chín, máu thừa bên trong chảy ra rất lâu khiến nồi lẩu sẽ cả là một cơn “ác mộng” về hương vị.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn óc lợn vì lượng choresterol trong óc lợn cao, ăn nhiều có thể gây béo phì và các bệnh về tim mạch…

Đi ăn lẩu tốt nhất đừng gọi 3 món này, tưởng là ngon nhưng làm hỏng vị cả nồi

2. Tiết vịt

Nhiều người còn có sở thích gọi tiết động vật cho vào nồi lẩu, nhất là khi bạn đi ăn một số món lẩu của Trung Quốc, đặc biệt là tiết vịt. Tuy nhiên nến bạn gọi tiết vịt, nó sẽ làm hỏng cả nồi nước dùng. Khi thả tiết vịt vào, nó sẽ làm tách dầu và gia vị trong quá trình nấu, nên khi ăn bạn chỉ còn thấy được vị mặn trong nồi. Hơn nữa tiết vịt có mùi tanh và dễ bị nát nếu để miếng nhỏ, nó sẽ làm đổi màu nồi lẩu, mất thẩm mĩ. Do đó trước khi gọi món này bạn nên tham khảo ý kiến của người khác. Nếu họ không thích ăn và sợ làm ảnh hưởng tới hương vị cả nồi lẩu thì tốt nhất nên bỏ qua.

Đi ăn lẩu tốt nhất đừng gọi 3 món này, tưởng là ngon nhưng làm hỏng vị cả nồi

3. Rau cải cúc

Thật bất ngờ với điều này vì cải cúc luôn được nhiều người thích gọi cho vào món lẩu. Cải cúc mềm, nhanh chín lại càng được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên cải cúc có mùi hắc như mùi thuốc Đông y, nếu cho vào nồi lẩu ngay từ đầu, sẽ càng làm cho mùi lẩu nồng lên.

Hơn thế, khi cho cải cúc vào ngay từ đầu thì mùi của các món ăn bạn cho vào lẩu cũng sẽ có mùi cải cúc. Tuy không hẳn là làm hỏng cả nồi lẩu nhưng bạn cũng vô tình làm mất đi mùi vị đặc trưng của món lẩu mình đang ăn. Nếu vì quá đam mê rau cải cúc, bạn có thể cho nó lúc cuối cùng, khi đã ăn gần xong hết các loại rau và thực phẩm khác.

Đi ăn lẩu tốt nhất đừng gọi 3 món này, tưởng là ngon nhưng làm hỏng vị cả nồi

Tương tự như cải cúc, ngải cứu cũng là loại rau nặng mùi, bạn cũng nên hỏi ý kiến mọi người khi cho vào nồi lẩu nhé!

Theo: Eva.vn

Author:

Gửi phản hồi