Không ngờ thứ quả của vùng quê nghèo lại trở thành món gây tranh cãi

Rừng cọ, đồi chè gắn liền với vùng trung du Phú Thọ, nhưng liệu bao người biết đến quả cọ – món ăn gây nhiều tranh cãi.

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca… (Ta đi tới, Tố Hữu)

Không ngờ thứ quả của vùng quê nghèo lại trở thành món gây tranh cãi

Quả cọ ăn được phải lấy từ cây cọ già, có đủ 24 lá trở lên

Nhắc đến Phú Thọ là nhắc đến rừng cọ đồi chè. Người dân trồng cọ không phải để ăn quả. Cọ được trồng với mục đích chính làm vật liệu lợp nhà, lợp chuồng bò, chuồng lợn, gà… Bởi cây cọ ăn được quả, quả ngon thì ít nhất phải là cây từ 24 lá trở lên, tương đương với 2 năm không chặt lá, vì mỗi tháng cây cọ đẻ đúng 1 lá.

Không ngờ thứ quả của vùng quê nghèo lại trở thành món gây tranh cãi

Hình dáng cọ khá giống quả trám đen nhiều người hay nhầm lẫn

Sinh ra trong một gia đình cọ đầy đủ và sung túc như thế quả cọ mới bùi, béo, dẻo và không sượng, không sâu. Trong khi đó, mái tranh cứ độ 2 năm là phải thay mới, đúng với thời gian để cây cọ cho quả ngon nên lá thường xuyên bị chặt kiệt.

Nhưng liệu có bao nhiêu người biết đến quả cọ Phú Thọ? Món quả này là món gây khá nhiều tranh cãi vì có người biết ăn, người không biết ăn. Chị Hồ Tuyết Anh khi giới thiệu về quả cọ trên diễn đàn ẩm thực đã cho biết: “Hồi sinh viên mình đã từng mang món quả này đi Hà Nội làm quà nhưng hầu hết các bạn tỉnh khác không biết ăn. Và hay hỏi mình sao quả gì mà chả có vị gì cả.. thế quả này là ăn vỏ hay ăn hạt.. Nên mình chỉ xin bổ sung món quả này là 1 một loại quả đặc trưng của tỉnh Phú Thọ mình mà tất cả những người con đi xa quê bao năm vẫn nhớ đến hương vị của nó. Thường hàng năm vào mùa tháng 11 trở đi là đến mùa cọ, người ta hái và bán cọ đầy các chợ.”

Không ngờ thứ quả của vùng quê nghèo lại trở thành món gây tranh cãi

Cọ ngâm nước sôi lăn tăn để ỏm là món phổ biến nhất từ quả cọ

Khi chị Tuyết Anh chia sẻ về quả cọ, nhiều thành viên của diễn đàn cũng đã tỏ ra ngạc nhiên vì lần đầu tiên nghe nói quả cọ có thể ăn được. Có người còn nhầm quả cọ với quả trám đen vì hình dáng khá giống. Nhưng những người quê ở vùng đồi cọ khi nhìn thấy đã phải thốt lên, đấy chính là loại quả, thứ hương vị của ký ức quê nghèo.

Cọ ỏm

Không ngờ thứ quả của vùng quê nghèo lại trở thành món gây tranh cãi

Cọ bùi tơi sau khi ỏm

Cách ăn quả cọ phổ biến nhất là rửa sạch, xóc bỏ bớt vỏ ngoài rồi “ỏm” (Đây là cách làm chín quả cọ nhưng lại không phải luộc mà ngâm vào nước sôi lăn tăn. Chứ nếu để nước sôi cho cọ vào thì quả cọ lại bị cứng lại và chát không ăn được nữa.) Sau đó xóc thêm đường để cọ được ngọt và có vị béo, bùi hơn.

Cọ ngon theo vị của người dân quê thì là béo, ngậy càng béo càng bùi, lớp cùi dày màu vàng, khi ăn lại dẻo quánh trong miệng thì đó là loại cọ nếp ngon.

Cũng có người làm món muối cọ

Không ngờ thứ quả của vùng quê nghèo lại trở thành món gây tranh cãi

Cọ muối ăn rất đưa cơm

Cọ sau khi hái về, người chế biến lấy một lượng quả vừa phải bỏ vào cái rổ xảo rồi úp bên trên thêm một cái rổ hoặc cái mẹt và bắt đầu xóc. Mục đích của việc làm này là để quả cọ không bị văng ra ngoài trong quá trình xóc. Quả cọ bị lên – xuống, xuống – lên, xoay trái – xoay phải, lóc lộn tứ bề thì lựt hết vỏ. Số lượng quả cho một lần làm món cọ muối nhiều hay ít là do ở người chế biến quyết định. Thường thì khoảng 3 – 5 mẻ xóc là đủ cho một lần muối. Sau khi công đoạn loại bỏ vỏ cơ bản xong, người chế biến chỉ việc nhặt quả cọ thả vào xoong nước sôi liu riu đã đun từ trước trên bếp, tầm 70 – 800C để ỏm. Ấy là nói cho dễ định, chứ ít người máy móc đo. Trên thực tế, người chế biến thường thử bằng cách nhúng bàn tay vào nồi nước đang đun trên bếp mà thấy không bỏng, vẫn chịu được là vừa. Tiếp tục giữ nồi cọ ở nhiệt độ ấy thêm khoảng 10 – 15 phút nữa là quả bắt đầu chín. Sau đó, người chế biến đổ cọ ra rổ, chờ cho ráo nước thì mới tiến hành tách bỏ hạt và giữ lại phần cùi thịt của quả cọ. Công đoạn cuối cùng là cho phần cùi thịt này vào trong vại, rắc đều muối và ủ thêm 3 – 4 ngày là có món cọ muối để ăn cơm.

Cọ muối có vị chua chua, bùi bùi, ngậy ngậy… đảm bảo sẽ rất tốn cơm.

Không ngờ thứ quả của vùng quê nghèo lại trở thành món gây tranh cãi

Miếng cọ bùi, béo, ngậy

Xôi cọ: Xôi cọ cũng làm từ cọ ỏm, nhưng sau khi cọ ỏm chín, dùng ngón tay tách nhẹ nhàng từng phần thịt vàng óng của cọ. Thịt cọ ấy đem trộn đều với gạo nếp hương, xóc chút muối rồi cho vào chõ xôi, đun nhỏ lửa, đồ chín. Khi xôi chín, trộn thêm hành mỡ đã phi thơm vào khiến cho món xôi cọ càng hấp dẫn. Xôi cọ chấm với muối vừng, đưa nhẹ vào lưỡi cũng đủ thấy rất ngon.

Theo24h

Author:

Gửi phản hồi