Rã đông thịt xong mà thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, vậy thì chị em đã rã đông thịt sai cách mất rồi.
Trữ đông thịt để ăn dần là thói quen của hầu hết các chị em, dù có yêu bếp núc hay không. Để chế biến được thịt đã đông lạnh, chắc chắn bạn phải rã đông. Tuy nhiên, nếu rã đông xong mà thấy thịt tiết ra chất lỏng màu đỏ giống như máu, vậy thì có thể bạn đã rã đông sai cách mất rồi.
Chất lỏng màu đỏ chảy ra từ thịt được rã đông có phải là máu không?
Thịt rã đông (Ảnh minh họa)
Đây là chắc chắn là nỗi băn khoăn của không ít người. Và nếu bạn vẫn luôn nghĩ rằng chất lỏng màu đỏ đó là máu, vậy thì bạn nhầm rồi!
Chất lỏng màu đỏ chảy ra từ thịt rã đông không phải máu, mà là Myoglobin – một loại protein cung cấp oxy cho cơ bắp của động vật.
Protein này chuyển sang màu đỏ khi thịt được cắt ra hay tiếp xúc với không khí. Và khi gặp nhiệt, protein sẽ chuyển sang màu tối hơn, sẫm hơn.
Jeffrey Savell – Giáo sư Khoa học về thịt ở Đại học A&M Texas chia sẻ với HuffingtonPost: “Thịt có 70% là nước. Vì vậy, nếu có nước chảy ra từ thịt, đó là nước, Myoglobin và các sắc tố khác bị rò rỉ. Tôi có thể chắc chắn rằng đó hoàn toàn không phải máu.”
Ngoài ra, theo sách dạy nấu ăn Lawrie’s Meat Science, thịt đỏ đạt nhiệt độ bên trong khoảng 140 độ F (khoảng 60 độ C) trong quá trình nấu sẽ có màu đỏ nhạt bên trong, còn nếu nhiệt độ khoảng 140 đến 158 độ F (60 đến 70 độ C), thịt sẽ có màu hồng. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm thịt có màu nâu xám.
Tóm lại: Nếu rã đông xong mà thịt chảy nước màu đỏ, vậy thì miếng thịt đã bị hao hụt rất nhiều protein rồi!
Những loại thịt nào chứa Myoglobin?
Đa phần các loại động vật có thịt đỏ đều chứa Myoglobin. Bởi chúng sử dụng nhiều cơ cho các hoạt động, do đó chúng chứa nhiều Myoglobin hơn.
Thịt ngựa là 1 trong những loại thịt chứa nhiều Myoglobin (Ảnh minh họa)
Còn đối với các loại thịt từ những loài gia súc như gà, vịt, ngan,… có cả thịt trắng và thịt tối màu, trong đó phần thịt đỏ sậm thường thấy ở chân và cánh là 2 bộ phận mà các loài động vật này hoạt động nhiều hơn.
Ở các loài cá thì chủ yếu là thịt trắng. Tuy nhiên, ở cá ngừ và một số loài cá khác thịt của chúng có màu đậm hơn.
Nên bỏ hay nên nấu cả phần nước đỏ chảy ra từ thịt sau khi rã đông?
Đây tiếp tục lại là nỗi băn khoăn của không ít người sau khi được biết chất lỏng chảy ra từ thịt rã đông hoàn toàn không phải máu. Tuy nhiên, phần đông mọi người đều có chung 1 quan điểm: Nên bỏ phần nước này đi vì nó có thể khiến món ăn của bạn có mùi hơi tanh (do sắt) và kém ngon hẳn.
Ảnh chụp màn hình từ group QRVN
Ảnh chụp màn hình từ group QRVN
Rã đông thế nào để thịt không bị mất chất?
Cách làm vô cùng đơn giản: Bạn nên lấy thịt ra khỏi tủ đông trước khi nấu khoảng 12 tiếng, bọc thịt bằng khăn xô mỏng hoặc màng bọc thực phẩm rồi để vào ngăn mát tủ lạnh qua đêm. Làm như vậy, thịt vừa được rã đông mà lại không bị mất chất.
Ảnh minh họa
>>> Bạn có thể tham khảo thêm các cách rã đông thịt tại đây.
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng từ giờ chị em sẽ có thêm những bí quyết để rã đông thịt mà không khiến thịt bị mất chất nhé!
Nguồn: Afamily