Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Cứu nồi sữa bị trào

Cách tốt nhất là thêm một chút muối, vừa khử được mùi sữa nồng trên ngọn lửa vừa giữ được vị ngon.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Để ép được nhiều nước trái cây

Trước khi ép, lăn loại trái cây qua lại trên mặt bếp để chất dịch sẽ tiết ra nhiều hơn từ các phần bên trong quả.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Giúp trái cây mau chín

Đặt trái cây trong túi giấy có kèm một quả táo. Táo sẽ tiết ra khí ethylene, thúc đẩy quá trình chín nhanh của trái cây.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Đánh bay mùi trong các hộp đựng thực phẩm

Chất liệu nhựa của hộp đựng thực phẩm thường có những lỗ nhỏ li ti nên chúng hay giữ lại mùi ngay cả sau khi được rửa sạch. Dùng giấy báo đen trắng vò nhàu rồi bỏ trong hộp để hút mùi. Trước khi dùng, bạn nên rửa hộp một lần nữa.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Chặt thịt gia cầm dễ dàng

Đầu tiên, chặt riêng chân gà, rồi chặt cẳng gà khỏi đùi, tiếp đến là chặt cánh. Úp phần ức gà xuống và dùng dao chẻ dọc hai bên xương sống để loại bỏ phần xương này. Cuối cùng, chặt ức gà làm đôi.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Xếp khuôn nướng bánh gọn gàng

Kiểu xếp theo chiều dọc sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều không gian trong gian bếp của bạn.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Bảo quản bánh trong tủ lạnh

Phần bánh xốp hay bánh kếp còn thừa, bạn hãy cho vào một chiếc túi dán kín miệng rồi cho vào ngăn đá. Khi cần món ăn cho bữa sáng nhanh gọn, hãy làm nóng món bánh đông lạnh bằng lò nướng.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Giúp nồi nước dùng thêm hương vị

Sau khi loại bỏ lớp ngoài cùng trên bề mặt pho mát cứng, giữ lại lớp vỏ này và sử dụng nó để tăng hương vị cho nước dùng. Lấy miếng pho mát đó và lọc nồi nước dùng cho trong trước khi sử dụng.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Làm đá viên từ cà phê

Rót cà phê pha lúc đầu vào khay đá rồi cho vào ngăn đông. Bạn sẽ có những viên đá rất thích hợp để làm lạnh cốc cà phê của bạn mà không làm loãng vị cà phê khi đá tan chảy.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Tận dụng phần mỡ thừa của miếng thịt hun khói

Dù thực sự không tốt cho sức khỏe, nhưng bạn vẫn có thể giữ lại phần mỡ thừa này bằng cách cho nó vào một hộp đựng thực phẩm bằng thép không gỉ hoặc nhôm và đặt trong ngăn đông tủ lạnh. Phần mỡ này có thể được dùng để làm bánh mì ngô hoặc rán trứng, chiên khoai tây.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Tận dụng bánh mì để lâu

Thay vì vứt đi, hãy cắt bánh mì để lâu thành những vòng tròn nhỏ và cho vào ngăn đông. Sau đó nướng bánh lên để tạo thành món ăn phụ giòn ngon, rẻ tiền.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Làm bánh pút-đinh thêm ngậy thơm

Sử dụng kem tươi (whipping cream) thay cho nước để tạo vị đậm đà, ngon ngậy hơn cho chiếc bánh pút-đinh socola.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Để lớp kem lòng trắng trứng trên bánh ngọt mua ở cửa hàng có vị ngon hơn

Dùng máy đánh trứng điện tử, đánh tan lớp kem này ra và để không khí làm nó phồng xốp lên.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Làm sạch đồ bằng thép không gỉ

Dùng bông gòn thấm chút rượu rồi lau chùi bề mặt thép bị bẩn sẽ có tác dụng làm sạch hiệu quả.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Xử lý chảo bị cháy

Rắc một lớp bột thuốc muối (baking soda) lên lòng chảo, cộng thêm 4-5 thìa muối và một chút nước rồi để chảo qua đêm. Dùng xẻng thức ăn bằng cao su nạy hết những phần cháy còn lại trong chảo vào sáng hôm sau.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Làm sáng bề mặt đồng

Sử dụng tương cà bôi một lớp mỏng lên bề mặt bằng đồng rồi lau chùi bằng giẻ sạch.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Để pho mát không bị khô

Trát một lớp bơ động vật/thực vật lên vết cắt trên miếng pho mát để độ ẩm không bị thất thoát ra ngoài.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Để bánh nướng xốp không bị thiu

Rưới nước lên bánh, rồi đặt trong túi giấy và cho vào lòng nóng khoảng 5-10 giây. Hơi nước tạo ra sẽ giúp bảo quản hơi ẩm cho bánh.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Làm bớt chất nhớt của nấm

Bọc nấm trong những chiếc khăn giấy trước khi cho vào tủ lạnh sẽ giúp nấm bớt tiết chất nhờn.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Tránh sâu bọ

Cho một chiếc lá nguyệt quế vào hộp/thùng đựng bột mì, pasta hay gạo sẽ giúp tránh sự xâm nhập của sâu bọ.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Giữ rau gia vị luôn tươi

Để rau gia vị vẫn giữ hương thơm tươi ngon trong vòng 1 tháng, rửa sạch cả rau lẫn rễ rồi cho vào túi nhựa dán kín miệng trong ngăn đá. Khi dùng, rau đông đá sẽ dễ thái nhỏ hơn và chúng sẽ được rã đông tự nhiên chỉ vài phút trước khi cho vào chảo.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Tiết kiệm chanh

Nếu bạn chỉ cần vài giọt chanh, đừng nên cắt quả chanh làm đôi, nó sẽ khô đi rất nhanh. Thay vào đó, hãy dùng cái xiên kim loại chọc vào quả chanh và vắt ra chút nước cần dùng.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Giữ cho sâm-panh sủi bọt

Nếu bạn bỏ đi phần rượu hay sâm-panh không còn sủi bọt sẽ rất phí phạm. Sao không cho 1-2 quả nho khô vào chai rượu. Chất ngọt tự nhiên của quả sẽ giúp duy trì bọt sủi.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Giữ rau trong tủ lạnh tươi lâu

Đặt các lớp khăn giấy lên bề mặt ngăn chứa trong tủ lạnh. Chúng sẽ hấp thu độ ẩm thừa và giữ rau không bị thối nhanh.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Mẹo kiểm tra độ tươi ngon của trứng

Một thí nghiệm nhỏ với cốc nước bạn sẽ biết ngay trứng mới hay đã cũ: Trứng còn tươi ngon sẽ chìm xuống, trứng đã lâu ngày nổi lên.

Mẹo nhà bếp thiết thực mọi bà nội trợ cần biết (phần 2)

Author:

Gửi phản hồi