Bạn còn chần chừ gì nữa mà không học ngay cách ngăn trái cây chuyển sang màu nâu chứ?
Tại sao trái cây chuyển sang màu nâu?
Các loại trái cây như táo, lê và ổi chuyển sang màu nâu và sũng nước trong vòng vài giờ sau khi cắt nhỏ hoặc thái lát. Quá trình oxy hóa của hoa quả xảy ra do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, khi trái cây tiếp xúc với không khí, độ ẩm trong không khí sẽ làm thay đổi mùi vị và kết cấu của chúng. Thứ hai, cắt trái cây có thể giải phóng các enzym, và khi bạn để chúng ở nơi mở hoặc đóng gói trong nhiều giờ, các phản ứng của enzym sẽ gây ra khiến trái cây bị thâm đen.
Bạn có thể làm những cách dưới đây để ngăn trái cây chuyển sang màu nâu.
Rửa trái cây bằng nước lạnh
Sau khi cắt hoặc thái trái cây, bạn hãy rửa trái cây qua nước lạnh để làm giảm và làm chậm các phản ứng enzyme. Trái cây sẽ không bị chuyển sang màu nâu.
Ngâm trái cây trong nước muối
Không thể phủ nhận nước muối là phương thuốc tốt nhất cho mọi vấn đề. Chỉ cần lấy một chiếc bát, đổ nước lạnh cùng với ½ thìa muối vào bát, ngâm trái cây trong bát nước muối khoảng 2-3 phút, để ráo nước. Cách này sẽ giúp trái cây không chuyển sang màu nâu.
Nhúng trái cây vào đồ uống ướp gừng
Sau khi rửa trái cây qua nước lạnh, bạn có thể ngâm trái cây trong một cốc đồ uống ướp gừng. Axit xitric có trong thức uống này có tác dụng ngăn trái cây khỏi quá trình oxy hóa và giúp trái cây giòn ngon.
Làm hỗn hợp trái cây với mật ong
Nếu bạn muốn gói trái cây để ăn trưa hoặc đi đường, chỉ cần pha nước mát với mật ong và nước ấm. Trộn các loại trái cây trong dung dịch này và để nó hấp thụ mật ong. Cách này sẽ giữ cho trái cây tươi sáng, giòn và không bị ôxy hóa ít nhất 8-9 giờ tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Pha hỗn hợp cam quýt
Nếu bạn muốn giúp trái cây thái lát luôn tươi, chỉ cần pha một hỗn hợp nước ép cam quýt nào như chanh, dứa hoặc cam, trộn với một chút nước hoặc mật ong. Đánh bông hỗn hợp, vò trái cây và để chúng ngấm đều tinh chất. Cách này vừa giúp làm chậm các phản ứng enzym vừa giúp trái cây không bị thâm và sũng nước.
Ngọc Huyền