Món ăn khi hoàn chỉnh phải đạt màu vàng nâu bắt mắt, miếng thịt mềm nhưng không nát, lớp mỡ vẫn giữ nguyên độ trong.
Ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong ngày Tết vì bữa cơm không phải chỉ để thưởng thức mà còn để cúng lễ hay mời họ hàng, bà con, khách khứa. Vì thế, các món ăn đều đòi hỏi sự tinh tế từ mùi vị, cách trình bày cho đến ý nghĩa bên trong. Thịt kho tàu cũng là một trong những món ăn khó thiếu trong mâm cơm Tết.
Thịt kho tàu không phải là món ăn có xuất xứ từ Trung Quốc mà hoàn toàn thuần Việt với chữ “tàu” có nghĩa là “nhạt”. Món ăn này ra đời ở miền Nam, được ưa chuộng trong mọi mâm cơm ngày Tết vì mang ý nghĩa sung túc, đủ đầy nhờ sự hòa quyện vị ngon của thịt, trứng, nước dừa và nước mắm. Bên cạnh đó, vì thịt kho có vị đậm đà lại hợp với tiết trời se lạnh của miền Bắc mỗi dịp đông đến, xuân về nên món ăn này dần trở nên thân quen và được ưa chuộng trong mâm cơm của cả người Bắc.
Để làm được món thịt kho tàu không khó nhưng cách làm cho thịt ngon, không bị nát, màu thịt vàng nâu và cân đối giữa các gia vị quen thuộc như màu, tỏi, nước mắm… lại không dễ dàng. Dưới đây là công thức giúp bạn nấu được một món thịt kho tàu thơm ngon, hấp dẫn..
Thịt kho tàu là một trong những món ăn khó thiếu trong mâm cơm Tết.
Nguyên liệu
– Muốn nồi thịt ngon, bạn cần chọn thịt có đủ cả nạc và mỡ. Khi thái (xắt) thịt, không thái quá mỏng vì đun lâu sẽ nát nhưng cũng không nên thái quá dày vì thịt sẽ không thấm gia vị vào trong.
– Ướp thịt 15 phút trước khi nấu với gói Knorr Gia Vị Hoàn Chỉnh (ướp một gói Knorr với 300g thịt).
– Chọn mua trứng cút hoặc trứng vịt luộc chín, bóc vỏ; chiên sơ để có được màu vàng nâu đẹp mắt.
Chế biến
– Cho thịt vào xoong, đổ nước hoặc nước dừa cho vừa ngập thịt. Đậy hé nắp vung trong suốt quá trình nấu.
– Ban đầu, vặn lửa lớn, chờ nước sôi lên, hớt kỹ bọt. Không đậy nắp trong suốt quá trình nấu – đây là mẹo giúp nước thịt khi kho xong sẽ không đục, nhìn đẹp mắt.
– Sau khi đã hớt bọt, vặn nhỏ lửa và để liu riu cho thịt mềm dần.
– Khi thịt đã mềm, tiếp tục cho trứng vịt hoặc trứng cút đã chiên sơ vào (không nên cho trứng vào sớm, lớp vỏ ngoài của trứng sẽ cứng lại). Tiếp tục đun liu riu đến khi màu thịt và trứng đều ngả sang vàng nâu song sánh đẹp mắt và vừa miệng.
Món ăn khi hoàn chỉnh phải đạt màu vàng nâu bắt mắt, miếng thịt mềm nhưng không nát, lớp mỡ vẫn giữ nguyên độ trong.
Thịt kho tàu có thể ăn kèm với cơm; nước thịt có thể dùng để chấm nếu ăn kèm với rau luộc.
Món này có thể nấu một lần, lưu trữ trong tủ lạnh hay bên ngoài đều được. Mỗi ngày, bạn nên hâm nóng lại xoong thịt một lần nếu để bên ngoài. Bạn càng đun liu riu thì thịt càng mềm và thấm gia vị nên độ đậm đà sẽ tăng lên.
(Nguồn: Knorr)
Theo: Ngôi sao