Cuối thu, đầu đông nhớ củ niễng Nam Định

Như người Cà Mau đi xa nhớ bồn bồn, những người con Nam Định đi xa hẳn sẽ lại nhớ thức trời ưu đãi ở quê hương: củ niễng. Niễng mỗi năm chỉ một mùa, mỗi mùa chỉ non một tháng cuối thu đầu đông là hết…

Cuối thu, đầu đông nhớ củ niễng Nam Định

Củ niễng non đầu mùa to, trắng nõn trông rất bắt mắt

Cây niễng, hay còn gọi là lúa bắp, có dạng giống như cây lau, sậy, vốn vẫn thường mọc hoang ở nhiều vùng đất trũng, gần các ao, đầm. 

Những năm gần đây, người dân huyện Nam Trực, Nam Định, mà nhiều nhất là khu vực xã Nghĩa An đã đem trồng thay lúa như một loại cây đem lại giá trị kinh tế chính. 

Chỉ có vùng đất phù sa bồi lắng ở vùng huyện Nam Trực mới có thể cho ra những cây niễng tốt tươi, thân lớn, củ niễng có vị ngon hơn các vùng đất khác.

Đi ngang Thành Nam, thấy những xe đạp phía sau chở một mẹt gốc niễng được bày đều như một bông hoa nhiều cánh trắng xòe đi quanh chợ Rồng thì nhớ đã đến mùa niễng.

Mỗi năm, sau Tết Nguyên đán thì người trồng bắt đầu gieo mầm niễng. Trồng niễng chỉ tốn mỗi cây giống, bón phân, cho nước rồi chờ lớn. 

Đến khi phần gốc niễng trưởng thành, cao vượt đầu người, tách vỏ ra thấy mầm củ nằm trong lõi to chừng bằng ngón tay trỏ thì bắt đầu thu hoạch. Phần thu hoạch có thể nói là vất vả nhất, bởi bụi niễng dày, lá có cạnh sắc, thu hoạch phải tách bẻ sát đáy như nhổ củ sả.

Đầu mùa, mầm nõn của củ niễng rất trắng, tách ra ăn sống nhai có vị thanh ngọt của tinh bột non, gần như vị cây bồn bồn ở miền Tây nhưng giòn hơn, bùi hơn. 

Đến đây lại nhớ chuyện vui cách đây 5 năm một người dân ở Sóc Trăng được người bà con ở phía Bắc gửi cho giống niễng, đem trồng một công đất sau nhà, thế là bị bà con chung quanh báo cáo cơ quan chức năng xuống kiểm tra vì… trồng giống bồn bồn lạ.

Nhưng dùng củ niễng ngon nhất là đem ra xắt dọc rồi xào. Niễng xào kết hợp với trứng thì nhấp nhám ra vị giòn giòn béo ngọt. Niễng xào với thịt trâu, thị bò thì giúp quyện vào tăng thêm vị ngọt của thịt.

Một số cụ già ở Nam Trực còn cho biết niễng phải xào với thịt cá quả (cá lóc) hoặc “đệ nhất” nữa là xào với rươi mới là “tuyệt phẩm”. Tiếc là cả hai món tuyệt phẩm này chúng tôi đều chưa có dịp được thưởng thức.

Trồng cả ba mùa xuân, hạ, thu mới thu hoạch được, nhưng niễng cũng chỉ cho củ ngọt trong chừng hơn ba tuần đến một tháng. 

Sau đó thì củ niễng sẽ bắt đầu xơ đi, đen thẫm lại và không còn vị ngọt nữa. Thế nên, một năm chỉ có một mùa các ngả đường từ trung tâm Nam Định về huyện Nam Trực dày đặc người mời mua niễng…

Cuối thu, đầu đông nhớ củ niễng Nam Định

Niễng còn được gọi là lúa bắp, trồng nhiều nhất ở xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, Nam Định. Vào mùa, dọc bên các tuyến đường từ trung tâm thành phố Nam Định về huyện Nam Trực đâu đâu cũng bán niễng.

Cuối thu, đầu đông nhớ củ niễng Nam Định

Niễng được nhổ từ các cánh đồng ven đường, đem tách và bán lẻ tại chỗ rất tươi. Cánh đồng sau lưng, củ niễng trước mặt, một chục củ niễng được bó lại bán từ 12.000 đồng đến 15.000 đồng tùy độ to, nhỏ, trắng và tươi.

Cuối thu, đầu đông nhớ củ niễng Nam Định

Nhiều cô từ huyện Nam Trực tranh thủ chở niễng lên các chợ trung tâm thành phố Nam Định từ rất sớm

Cuối thu, đầu đông nhớ củ niễng Nam Định

Cụ Trần Thị Lan – chủ quán cơm bình dân trên phố Trần Thái Tông, TP Nam Định – đã 70 tuổi, mở một quán cơm bình dân nhỏ chủ yếu bán cho khách lao động quen quanh phố. Mùa niễng nào, quán của cụ Lan cũng có thêm các món được chế biến từ củ niễng.

Cuối thu, đầu đông nhớ củ niễng Nam Định

Lõi non của củ niễng sau khi tách ra có thể ăn sống hoặc dùng để chế biến

Cuối thu, đầu đông nhớ củ niễng Nam Định

Niễng xào trứng hay niễng xào thịt bò là món ăn vào mỗi độ cuối thu, đầu đông lại gây nhớ trong lòng những người con Nam Định đi xa.

Theo: Afamily

Gửi phản hồi