Đổi vị với cỗ chay “chống ngán” ngày Tết

Trong mâm cơm ngày tết những năm gần đây, nhiều gia đình đã đổi vị với mâm cỗ chay để đỡ “sợ hãi” khi nhìn thấy rượu thịt.

Ăn chay ngày nay đã trở thành xu hướng, không còn giới hạn với nhiều người, chính vì vậy trong mỗi dịp Tết đến, xuân về, sử dụng cỗ chay đã trở thành một “trào lưu” của những ai hướng đến lối sống thanh đạm, cải thiện sức khỏe,…

“Làm mới” mâm cơm với cỗ chay

Theo quan niệm của người Việt, ăn chay vào ngày đầu tháng, đầu năm hay ngày rằm là một trong những thói quen từ xa xưa. Nhiều người quan niệm ăn chay vào những ngày này sẽ tích công đức và xóa bỏ nghiệp chướng.

Ngày nay, nhiều gia đình Việt đã “làm mới” mâm cỗ của gia đình bằng thực phẩm chay. Chị Lý Minh Chi, chủ quán làng chay Trúc Thôn, khu đô thị Đông Bắc Ga, phường Đông Thọ, Tp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, khoảng 1, vài tuần trước Tết Nguyên đán, nhiều khách hàng đặt cỗ chay làm tất niên. Nhiều khách lo lắng “cháy hàng” cỗ chay cúng giao thừa nên cũng đặt cỗ từ ngày 20 tháng chạp.

Tùy vào các món đặt mà mâm cỗ chay có giá khác nhau. Một mâm cỗ chay có giá dao động từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Mâm cỗ không chỉ có các món cơ bản như xôi, giò, chả, gà, nem hoa quả… mà còn có những món đặc sản chay như tôm he, ngao 2 cồi, cá lăng hoặc cá vược chiên/sốt xì dầu, bề bề, nem cua bể…

Đổi vị với cỗ chay Đổi vị với cỗ chay

Đổi vị với cỗ chay Đổi vị với cỗ chay

“Nhiều người quan niệm rằng, ăn chay là chỉ ăn rau, không đủ chất dinh dưỡng và những người theo đạo Phật thì mới ăn chay. Nhưng thực tế, về cơ bản, ăn chay không làm thiếu hụt các chất dinh dưỡng, nếu ăn hợp lý sẽ rất hữu ích. Ăn chay không đúng cách mới dẫn đến suy nhược cơ thể, kiệt sức, vì thế, người ăn nên ăn đa dạng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Bên cạnh đó, ăn chay cũng không phải là yếu tố quyết định sức khỏe. Nếu thực phẩm chay không an toàn sẽ có những tác dụng hoàn toàn ngược lại, nói về tâm linh sẽ có phước không tốt. Hoặc có những người ăn chay rất tốt nhưng họ lại đi phỉ báng người khác. Khi phỉ báng là đã so sánh và có tham, sân, si trong đó. Mình ăn chay mà cản trở người khác khiến con người ta đau khổ thì cũng không có lợi cho sức khỏe”– Chị Minh Chi nhấn mạnh.

Là một người ăn chay nhiều năm, chị Lê Thị Hiếu (phường Quảng Thành, Tp Thanh Hóa) cho biết, thay vì sử dụng thịt động vật để làm mâm cỗ cúng hoặc nấu những món ăn trong dịp Tết, chị đã sử dụng bột thay thế cùng những loại thực phẩm thay thế như nấm, đậu nành, các loại hạt như hạt điều, hạt đậu, đỗ, lạc… hầu hết những thành phần dinh dưỡng có trên động vật thì thực vật cũng có vì thế người ăn nên biết lựa chọn những thực phẩm phù hợp với mình và gia đình.

Một mâm cỗ chay ngày Tết của gia đình chị Hiếu thường có các món như, bánh chưng chay, phở cuốn, giò, canh măng, rau xào, kho quẹt nấm hương, nem truyền thống, nộm..

Thực phẩm chay “chống ngán” ngày Tết

Ăn chay trong một khoảng thời gian nhất định có thể giúp hạn chế lượng mỡ thừa trong cơ thể, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bởi thức ăn chay chứa ít chất béo có hại, lại có nhiều vitamin E, C, A, giúp chống oxy hóa. Dịp Tết, nhiều chị em hay những người thừa cân, béo phì phải đối diện với nỗi lo tăng cân thì ăn chay là một cách hiệu quả giúp giảm cân tự nhiên.

Theo đó, chế độ ăn uống với các loại rau củ không chứa nhiều calo và chất béo sẽ giúp duy trì được vóc dáng thon gọn, vitamin A và E trong rau củ và các loại đậu giúp làn da khỏe mạnh, căng bóng. Ngoài ra, thực đơn nhiều rau củ còn cung cấp một lượng lớn chất xơ, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp máu lưu thông, tốt cho tim và động mạch.

Chia sẻ về lý do xen kẽ thực phẩm trong những ngày Tết của gia đình bằng những món chay, chị Lê Thị Huế (phường Quảng Thịnh, Tp Thanh Hóa) cho biết, với gia đình chị việc ăn chay ngày Tết không phải là vấn đề tâm linh mà chỉ đơn giản là để thanh lọc cơ thể, chay tịnh tinh thần nhân lúc đón năm mới.

Đổi vị với cỗ chay Đổi vị với cỗ chay

Đổi vị với cỗ chay Đổi vị với cỗ chay

Sau một năm dùng thức ăn mặn trường kỳ, cộng với mấy ngày Tết đi đến đâu cũng toàn thịt, cá… thì dùng món chay là lựa chọn tốt nhất trong những ngày này, vừa lạ miệng, ngon, việc tiêu hóa dễ dàng, tâm trạng cũng thư thái hơn.

Theo chị Huế, ngày Tết chị hay nấu những món chay như bánh chưng chay, thịt đông chay, nem nấm chay, dưa giá chay, chả lụa rim nước tương, đậu sốt cà chua, rau củ chay, khoai mỡ chiên, bún xào chay, nấm rơm kho chay…

Ám ảnh về việc cả gia đình 4 thành viên đều tăng cân Tết năm trước vì “nạp” quá nhiều năm lượng mà lại không vận động như những ngày thường, năm nay, chị Hoàng Thị Ngọc (phường Đông Thọ, Tp Thanh Hóa) quyết tâm “ngăn mỡ”, duy trì cân nặng hiện tại, chính vì thế chị đã lựa chọn thực phẩm chay, nấu những món ăn thanh đạm cho gia đình.

Ðể chuẩn bị cho các bữa chay trong dịp năm mới, từ đầu tháng chị Ngọc đã lên danh sách một số món mua ở siêu thị cùng các loại rau củ để chế biến cho cả nhà dùng.

Đổi vị với cỗ chay Đổi vị với cỗ chay

Đổi vị với cỗ chay Đổi vị với cỗ chay

Theo chị Ngọc, để thuận tiện cho người sử dụng, thực phẩm chay ngày nay rất đa dạng, có thể kể đến như, thực phẩm chay dạng khô có các loại: sườn non, bò lát, bóng cá, khô cá… đóng gói từ 100-300 gram.

Thực phẩm chay đóng hộp, tiết kiệm thời gian nấu nướng như: cari gà, thịt hầm măng, bò nấu đậu, gà nấu tiêu, ragu bò… giá từ 15.000-35.000 đồng/hộp. Các loại gia vị chay như: hạt nêm, mắm nêm, nước mắm, các loại sốt gia vị… đóng gói hoặc dạng hũ, dùng chế biến, tẩm ướp các món chay với giá trên dưới 10.000 đồng/sản phẩm.

Hàng chay lạnh có các loại như: chả giò, giò sống, cánh gà, cá thu, chả cá, há cảo… đóng gói từ 250 gram đến 1kg, giá từ 25.000-150.000 đồng/gói. Thực phẩm chay ăn liền gồm các loại: bún, phở, súp rong biển, xúc xích, khô bò, cá cơm, chà bông, cơm cháy, cháo tươi… giá trên dưới 5.000 đồng/gói.

Theo: Afamily

Gửi phản hồi