Để loại bỏ bớt mỡ từ sườn non, sau khi hầm, bạn để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, khi mỡ nổi lên đóng băng, bạn có thể hớt bỏ bớt mỡ rồi mới chế biến.
Sườn non (hay còn gọi là sườn sụn) là một trong những phần ngon nhất của thịt heo. Thông thường, sụn heo thường được lọc bỏ phần đầu của miếng sườn, thường có nhiều thịt mềm ở giữa và phần sụn giòn. Phần sụn này là phần đầu của xương với phần sụn non không bị cứng. Khi nấu chín kỹ vẫn có độ giòn rất ngon mà không bị ngán.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sườn non cung cấp collagen dồi dào, trong khi đó, collagen lại là loại protein giữ vai trò quan trọng với sức khỏe, đặc biệt là xương khớp. Đây cũng là chất chiếm 80% trong cơ cấu hình thành xương cùng với canxi và chiếm 50% trong cơ cấu thành phần của sụn người. Ở người lớn tuổi, việc thiếu collagen do lão hóa sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Việc bổ sung collagen thông qua việc chế biến sườn sụn có tác dụng làm hạn chế xuất hiện và hỗ trợ điều trị các các bệnh về xương khớp. Ưu điểm nhất của sụn lợn là dễ mua và giá thành rẻ nên được khuyến cáo nên bổ sung món này vào thực đơn.
Ảnh minh họa
5 lý do nên bổ sung sườn non vào thực đơn
Trong sườn non có chứa các thành phần cơ bản sau đây:
Protein
Thành phần protein có trong sườn non chiếm đến khoảng 70% giá trị dinh dưỡng. Đây là một trong những thành phần dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cơ thể con người. Protein còn có chức năng quan trong việc cấu tạo nên các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Protein có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi chức năng sống trong cơ thể như: hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, cơ quan tiêu hóa, hệ bài tiết, hoạt động thần kinh,… Nếu thiếu protein, sẽ khiến cho cơ thể bị suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch thậm chí là cơ thể chậm phát triển,…
Chất sắt
Mặc dù cơ thể dùng đến sắt với số lượng chất không nhiều. Thế nhưng sắt lại có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người. Trong sườn non có chứa hàm lượng sắt vừa đủ. Vì vậy khi sử dụng các món ăn từ sườn non thì khả năng hô hấp của cơ thể sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Kali
Hàm lượng kali có trong sườn non khá dồi dào. Kali sẽ góp phần tích cực trong việc điều hòa nước và điện giải trong cơ thể. Bên cạnh đó, kali còn giúp hỗ trợ cho các hoạt động của các bộ phận trên cơ thể con người. Tuy nhiên công dụng chính, nổi bật nhất kali vẫn là giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ đau tim.
Chất béo
Trong sườn non, thành phần chất béo chiếm đến khoảng 85%, và tồn tại dưới dạng lipid. Do vậy mà chất béo sẽ cung cấp cho cơ thể các năng lượng cần thiết nhất. Bên cạnh đó, trong thành phần của sườn non còn chứa axit stearic, thành phần này trên thực tế không gây ảnh hưởng đến chỉ số cholesterol.
Các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu
Sườn non cũng là thực phẩm cung cấp vitamin và các khoáng chất thiết yếu vô cùng dồi dào cho cơ thể. Trong thực phẩm này có chứa một số thành phần như: thiamin, selenium, Vitamin B12, Vitamin B6, Niacin,… Đây đều là các chất rất thiết yếu cho cơ thể con người. Đồng thời các chất này cũng tham gia vào tất cả những hoạt động sống của cơ thể.
Ăn sườn non thế nào là an toàn nhất?
Ảnh minh họa
Trước khi chế biến sườn sụn, bạn cần chọn phần ngon. Nếu nhìn miếng sụn có màu trắng đục, trong sụn có thêm những đốm trắng thì chứng tỏ đây là sụn già và đóng xương, ăn sẽ rất ngấy, cứng.
Khi mua sụn về, bạn có thể chần sụn qua nước sôi có pha chút muối để loại bỏ chất bẩn và mùi tanh.
Đối với các món xào, bạn đem ướp sụn với các loại gia vị trước khi nấu khoảng 30 phút rồi mang ra chế biến.
Đối với các món canh thì bạn có thể lựa chọn nấu bằng cách hầm trong nồi áp suất hoặc nồi thường, thời gian hầm đủ lâu để sườn mềm và ngon.
Nếu muốn loại bỏ bớt mỡ từ sườn non, sau khi hầm, bạn có thể để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, khi mỡ nổi lên đóng băng, bạn có thể hớt bỏ bớt mỡ rồi mới chế biến.
Lưu ý: Sườn sụn lợn chỉ giúp hỗ trợ ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các biến chứng do các bệnh về xương khớp gây ra. Để có được kết quả điều trị như mong muốn, bên cạnh việc chế biến các món ăn từ sụn, bạn cũng cần kết hợp với các thực phẩm khác như rau củ quả, trái cây, cá…
Theo: 24h