Chị em rủ nhau “nuôi” thứ này để làm trà uống, biết được lợi ích ai cũng choáng

Kombucha là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh, cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Kombucha là gì?

Kombucha là một loại trà lên men nhờ có Scoby – một loại nấm men được nuôi trong nước trà chứa đường (chủ yếu là trà đen), được xem như một thức uống có lợi cho sức khỏe. Quá trình lên men này tạo ra axit acetic và acid lactic, các enzym, lợi khuẩn, đồng thời giảm đường và chất béo có trong nước uống.

Chị em rủ nhau

Kombucha có vị chua ngọt và mùi thơm đặc trưng. Thành phần dinh dưỡng của nó bao gồm các vitamin, khoáng chất và axit amin. Nó được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm.

Kombucha có chứa caffein vì được lên men trong trà đen nên nó chứa khoảng 3 đến 5mg caffein trên 100ml. Ngoài ra, cồn được tạo ra khi men phân hủy đường nhưng nồng độ cồn rất thấp (không vượt quá 1 độ), thấp hơn nhiều so với bia thông thường (khoảng 4 đến 5 độ).

Chị em rủ nhau Chị em rủ nhau Chị em rủ nhau Chị em rủ nhau

Thức uống này hiện có thể được mua sẵn ở các cửa hàng thực phẩm hoặc có thể tự làm tại nhà bằng cách lên men một hỗn hợp trà đen, đường và Scoby. Tuy nhiên, khi tự làm, cần phải tuân thủ các quy trình vệ sinh và an toàn thực phẩm để tránh các tác nhân gây hại như vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, cần tìm hiểu kỹ về quy trình và nguyên liệu để có thể tạo ra một sản phẩm Kombucha an toàn và chất lượng.

Lợi ích của Kombucha là gì?

Kombucha được cho là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, mặc dù các nghiên cứu về tác dụng của nó vẫn còn hạn chế. Dưới đây là một số lợi ích của Kombucha:

– Kombucha có chứa axit acetic và acid lactic, có thể giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và cải thiện sức khỏe tiêu hóa.

– Các enzym, vitamin và khoáng chất, như vitamin C, vitamin B và sắt có trong Kombucha có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh.

– Kombucha có chứa các chất chống viêm và chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương. Đặc biệt, nó còn chứa axit gamma-aminobutyric (GABA) – một chất gây buồn ngủ tự nhiên, giúp người uống giảm stress và cải thiện tâm trạng.

– Một số nghiên cứu cho thấy rằng, Kombucha có thể giúp giảm mức đường huyết và cholesterol, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên, cần lưu ý Kombucha không phải là một loại thực phẩm chữa bệnh và không thể thay thế cho các phương pháp điều trị y tế. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Kombucha.

Chị em rủ nhau

Các tác dụng phụ và chống chỉ định của Kombucha là gì?

Mặc dù Kombucha có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng uống được, cũng không nên uống quá nhiều nếu không có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, đau dạ dày, hôn mê.

Đã có báo cáo ở Mỹ rằng, 2 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê do nhiễm axit lactic sau khi uống quá nhiều Kombucha, và một trong số họ đã tử vong. Người nhà của 2 bệnh nhân đều cho rằng, người thân của mình đã uống rất nhiều Kombucha trong vài tháng trước khi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê, ước tính uống khoảng 120 – 360ml Kombuccha mỗi ngày.

Chị em rủ nhau

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) tuyên bố rằng, mặc dù không thể xác định mối liên quan giữa nhiễm axit lactic và Kombucha, nhưng để đảm bảo an toàn, khuyến cáo mọi người không nên uống quá 120ml mỗi ngày. Nếu đang dùng thuốc điều trị các bệnh khác thì càng phải cẩn thận về các phản ứng có thể xảy ra.

Ngoài ra, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Mỹ thông báo có 8 đối tượng dưới đây không phù hợp hoặc nên chú ý khi uống Kombucha:

1. Những người bị tim đập nhanh và mất ngủ sau khi uống caffein

2. Phụ nữ có thai

3. Người bị rối loạn giấc ngủ

4. Trẻ em

5. Người có chức năng tiêu hóa kém như trào ngược dạ dày thực quản, người dễ bị đầy hơi, nên thử từ từ với lượng nhỏ

6. Người có chức năng gan kém

7. Người bị suy giảm miễn dịch

8. Người mắc bệnh tiểu đường

Cách làm Kombucha

Kombucha có vị chua, nên uống trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm kích ứng dạ dày. Kombucha tự làm và Kombucha bán trên thị trường đều chứa đường, vì vậy khi uống có thể pha loãng với nước có ga hoặc trà không đường để giảm lượng đường nạp vào cơ thể.

Kombucha có thể tự làm tại nhà nhưng cần chú ý vệ sinh, bản thân Kombucha có tính axit nên dùng hũ thủy tinh hoặc thép không gỉ để đựng.

Chị em rủ nhau Chị em rủ nhau Chị em rủ nhau Chị em rủ nhau

Nguyên liệu:

– Lọ thủy tinh 2 lít

– Trà đen hoặc trà xanh

– 130 ~ 260g đường cát

– 1 miếng Scoby (bạn có thể mua ở cửa hàng thực phẩm hoặc trên mạng)

– 150ml nước kombucha đã lên men chưa tiệt trùng

– Một mảnh vải cotton đã khử trùng.

Cách làm:

– Tiệt trùng lọ thủy tinh trước.

– Lấy một ấm 1,5 lít nước để pha trà, có thể ngâm bằng trà lá hoặc trà túi lọc, nước trà có thể đặc hơn.

– Cho nước trà và đường vào hũ thủy tinh, khuấy đều cho đường tan hết, để nguội ở nhiệt độ phòng.

– Cho 150ml nước Kombucha lên men và Kombucha vào nước trà.

– Đậy miệng lọ bằng vải cotton đã tiệt trùng và buộc chặt bằng dây chun để tránh vi khuẩn, bụi bẩn hay côn trùng xâm nhập vào bình. Bảo quản lọ ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời hoặc để cạnh lò vi sóng lò vi sóng. Chờ 6-9 ngày trước khi uống.

Chị em rủ nhau

Sau khi lên men, hãy thử nếm Kombucha để đảm bảo nó có vị chua ngọt phù hợp với sở thích của bạn. Tiếp theo, lấy miếng Scoby ra, chuyển hỗn hợp Kombucha vào một lọ khác, để trong tủ lạnh trong vòng vài giờ để ủ thêm.

Khi Kombucha đã được ủ thêm, bạn có thể uống trực tiếp hoặc cho thêm trái cây, gia vị hoặc thảo dược để tạo ra hương vị đa dạng.

Theo: 24h

Gửi phản hồi