Khi nấu chè đỗ đen thường nát hạt, nhanh tay thêm 1 thìa này hạt nào cũng căng tròn bùi bở lại thanh mát giải nhiệt

Đây là bí quyết mà không phải ai cũng biết.

Chè đỗ đen là món ăn giải nhiệt ngày hè được nhiều người yêu thích vì nó không chỉ có giá rẻ mà còn vô cùng bổ dưỡng, tốt cho sức khoẻ. Mùa hè mà được thưởng thức cốc chè đỗ đen thoảng hương dầu chuối mát lạnh, ngọt ngào thì chẳng còn gì bằng cả. 

Chè đỗ đen chỉ đơn giản bao gồm đỗ đen được ninh nhừ với nước sau đó cho thêm đường. Khi ăn, đem thưởng thức chè đỗ đen với đá lạnh. Bạn có thể thêm dầu chuối tăng hương vị, một ít lạc rang, dừa bào sợi… 

Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc, không hiểu vì sao mình nấu chè đỗ đen hạt lại hay bị vỡ nát chứ không lành lặn, hạt căng mọng như ngoài quán. Việc hạt chè đỗ đen vị nát khiến nước chè hơi đục do bột của đỗ thôi ra trong quá trình nấu. 

Khi nấu chè đỗ đen thường nát hạt, nhanh tay thêm 1 thìa này hạt nào cũng căng tròn bùi bở lại thanh mát giải nhiệt

Đầu bếp chia sẻ kinh nghiệm, mặc dù đỗ đen rất đơn giản, dễ nấu nhưng muốn hạt đỗ lạnh lặn, mềm ngon thì lại cần có bí quyết riêng. Vậy đó là bí quyết gì các bạn hãy cùng tham khảo cách làm dưới đây nhé:

Chuẩn bị nguyên liệu nấu chè đỗ đen:

– Đỗ đen

– Đường phèn hoặc đường cát trắng hay đường thốt nốt tùy ý

– 1 thìa baking soda

Khi nấu chè đỗ đen thường nát hạt, nhanh tay thêm 1 thìa này hạt nào cũng căng tròn bùi bở lại thanh mát giải nhiệt

Cách nấu chè đỗ đen không nát hạt:

Đỗ đen mua về đem đãi sạch đỗ. Hạt nào nổi lên trên mặt nước chứng tỏ đã mối hỏng, nên vứt bỏ. 

Cho đỗ vào một nồi nước, nấu sôi khoảng 3 phút rồi chắt bỏ nước. Khâu luộc sơ đỗ này giúp đỗ sạch hoàn toàn bụi bẩn bám bên ngoài.

Tiếp tục, đổ nước mới vào nồi đỗ đen. Lưu ý lượng nước đủ để bạn nấu thành chè, sau đó tiếp tục đun sôi. Sau khi nước sôi, thêm 1 chút baking soda vào, đun thêm một lát. Sau đó tắt bếp, ủ nồi đỗ đen cho đến khi gần nguội. Việc ủ nồi đỗ đen có baking soda sẽ giúp hạt đỗ nhanh mềm nhưng nguyên vẹn không bị vỡ nát. 

Khi nồi đỗ đen đã ủ xong, bật bếp đun sôi trở lại, sau đó giảm lửa, đun liu riu vài phút, thấy đỗ mềm thì tắt bếp. Gạn phần nước đỗ đen ra bát để riêng. Trong nồi giữ lại một chút nước cùng đỗ đen. Cho đường vào, đảo đều rồi rim liu riu cho đường ngấm vào hạt đỗ, đỗ săn lại trong từ 5-7 phút hoặc đến khi nào bạn thấy nó đủ ngấm đường là được.

Lúc này thêm nước đỗ đen đã gạn lúc trước ra, đun sôi rồi tắt bếp.

Múc chè ra cốc hoặc bát, thêm đá lạnh cùng vài giọt dầu chuối/vani rồi thưởng thức. Đây là cách ăn chè đỗ đen đơn giản nhất. Còn cầu kỳ hơn, bạn có thể cho thêm chút cốt dừa, lạc rang hoặc dừa khô, dừa tươi nạo lên đều được.

Khi nấu chè đỗ đen thường nát hạt, nhanh tay thêm 1 thìa này hạt nào cũng căng tròn bùi bở lại thanh mát giải nhiệt

Tham khảo thêm vài cách nấu chè đỗ đen khác:

1. Chè đỗ đen cốt dừa

Nguyên liệu:

– 1 chén đậu đen

– 1,5 lít nước (bạn có thể thêm nước nếu thích ăn chè nhiều nước) – 200- 250gr đường nâu – 2 lá dứa

– Phần nước cốt dừa: 1 lon nước cốt dừa = 400ml; 1,5 muỗng cà phê tinh bột bắp hòa chung 50ml nước lạnh; 30gr đường; 100ml nước lạnh.

Cách làm:

Đậu đen rửa sạch, ngâm qua đêm. Sau đó cho vào nồi cùng với nước + chút muối và là dứa, bắc lên bếp nấu lửa vừa. Trong khi nấu hớt bỏ bột. Khi hạt đậu chín mềm (cần phải mềm và bùi) thì cho đường vào nấu thêm 10 phút cho đậu ngấm đường. Cố gắng quan sát nồi chè có lượng nước không quá lỏng thì mới ngon.

Cho hết phần nước cốt dừa + nước lạnh + đường vào nồi hòa tan, bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ. Khi nước dừa sôi thì cho chén bột bắp vào khuấy đều, tạo độ sánh là tắt bếp, để nguội.

Chè đậu đen cho ra ly, tiếp đến là đá đập nhỏ. Cuối cùng chan nước cốt dừa cho thêm dừa non và đậu phụng rang giã nhỏ nếu thích.

Khi nấu chè đỗ đen thường nát hạt, nhanh tay thêm 1 thìa này hạt nào cũng căng tròn bùi bở lại thanh mát giải nhiệt

2. Chè đỗ đen bí đỏ

Nguyên liệu:

– Đậu đen: 150 g

– Bí đỏ: 300 g – Bột nếp: 100 g- Nước cốt dừa: 100 ml- Dừa sợi: 50 g- Đường cát: 200 g (Tùy theo độ ngọt bạn cho phù hợp với khẩu vị)

Cách làm:

Đậu đen vo rửa sạch, nhặt bỏ hạt lép, mọt ngâm nước khoảng 6-8 giờ hoặc ngâm qua đêm cho đậu mềm.

Hôm sau cho đậu đen vào nồi áp suất, đổ nước cách đậu khoảng 3-5 cm rồi ninh mềm.

Bí đỏ ngọt vỏ, rửa sạch cho vào nồi hấp cách thủy đến khi bí đỏ mềm cho vào âu dùng muôi gỗ cán nhuyễn sau đó rây qua rây cho mịn.

Trộn bí đỏ với 100 g bột nếp, 100 g đường sau đó nhào thật mềm để bột mềm mịn. Viên từng viên bột bí đỏ cỡ vừa ăn. Đun một nồi nước sôi sau đó thả từng viên bí đỏ vào luộc chín. Vớt bí đỏ ra ngâm vào bát nước sôi để nguội.

Đậu đỏ sau khi hầm chín cho nốt phần đường cát vào đun thêm khoảng 3 phút đến khi chè đậu đen ngấm ngọt. Thêm 100 ml nước cốt dừa vào nồi chè rồi khuấy đều. Sau đó thả từng viên bí đỏ vào đun thêm khoảng 2-3 phút. Múc chè đầu đen bí đỏ ra bát, rắc thêm ít dừa bào sợi, nếu thích lạnh thì thêm vài viên đá nhé.

Đây là một trong những cách nấu chè đỗ đen ngon, chị em tham khảo nhé.

Khi nấu chè đỗ đen thường nát hạt, nhanh tay thêm 1 thìa này hạt nào cũng căng tròn bùi bở lại thanh mát giải nhiệt

Chúc các bạn thành công!

Theo: Eva

Gửi phản hồi