Cơm rượu nếp, mận, vải, chè trôi nước, thịt vịt, bánh ú là những món ăn đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ khắp ba miền.
Cơm rượu nếp hoặc nếp cẩm
Nguyên liệu:
– 2 bát con nếp than (hoặc nếp thường)
– 4 đến 5 viên men, mỗi viên có trọng lượng 1,5 gr
– 2 thìa nhỏ muối
Cách làm: Xem tại đây
Cơm rượu kiểu miền Nam
Cơm rượu theo phong cách miền Nam. Ảnh: Youtube Sức khỏe tâm sinh
Nguyên liệu:
– 500 gr gạo nếp hay 2 bát con gạo nếp đầy
– 3 viên men cơm rượu, mỗi viên 2 gr
– 500 ml nước lọc
– Nước, muối
Cách làm: Xem tại đây
Bánh ú tro
Nguyên liệu: (làm được khoảng từ 20-22 cái bánh như trong hình)
– 500 gr gạo nếp
– 1/2 bát con đỗ xanh đã xát vỏ
– Đường, muối, nước tro
– Lá tre bạn có thể dùng lá của cây tre bương hay còn gọi là lồ ồ, loại tre này lóng dài, ống lớn, lá to
– Dây lạt để buộc hoặc dây thừng sợi nhỏ dùng trong thực phẩm.
Cách làm: Xem tại đây
Thịt vịt
Người miền Trung có phong tục cúng thịt vịt vào ngày này. Họ quan niệm, bắt đầu từ mùng 5/5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Nguyên liệu:
– Một con vịt
– Muối, gừng hoặc rượu trắng
Cách làm:
– Vịt làm sạch với chút rượu để khử mùi hôi, đun sôi nước, cho vào 1 muỗng muối, vài lát gừng đập dập
– Cho vịt vào luộc chín. Sau khi vịt chín, vớt ra để nguội, chặt miếng.
Thịt vịt luộc còn có thể làm gỏi vịt rau muống chẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm các món vịt quay, hấp, nướng, quay để đổi món. (Tham khảo cách làm các món vịt)
Chè trôi nước
Với người miền Nam, ngày 5/5 lại là ngày ăn chè trôi nước, khác với miền Bắc, ăn vào ngày 3/3 Âm lịch.
Nguyên liệu:
– Bột nếp
– Khoai lang trắng, tím, cam, vàng.
– Đậu xanh không vỏ: 200 gr
– Lá dứa, dừa nạo
– Đường, gừng, mè
Cách làm: Xem tại đây
Mận
Mận đỏ Sapa. Ảnh: Ngọc Thành.
Không thể thiếu trên mâm cúng ngày 5/5 âm lịch là các loại hoa quả. Ở miền Bắc, Tết Đoan Ngọ người ta thường cúng mận. Mận đang vào mùa chín đỏ, vị chua chua ngọt ngọt, quả căng mọng. Nhiều loại mận lai cũng được ưa chuộng, dóc hạt, quả nhỏ, vị ngọt rõ rệt. Một số loại mận nổi tiếng như mận hậu, mận đỏ Sapa, mận Mộc Châu, mận Bắc Hà…
Vải
Ở miền Bắc, “bắt cặp” với mận trên bàn thờ Tết Đoan Ngọ là những quả vải thiều đúng vụ. Vải ngọt thơm, mọng nước, mùi thơm đặc trưng nên được nhiều ưa chuộng. Bạn nên chọn quả vải màu hồng đỏ, kích thước nhỏ vừa, đều nhau, tròn căng, cuống tươi nhỏ, cành còn lá xanh. Không nên mua vải sần sùi, có nốt đen là bọ xít đã châm hoặc cuống có lỗ nhỏ thường bị sâu đầu, nhạt, kém ngon. Tuy nhiên, ăn vải nhiều dễ bị nóng trong người. Bạn có thể áp dụng mẹo dân gian để giảm tình trạng này.
Theo: Ngôi sao