Cuối tuần rảnh rỗi làm 5 món ngon này người khó tính cũng thích ngay

Món ăn nào cũng dễ nấu nhưng đặc biệt hấp dẫn, nhất định bạn hãy thử nhé!

Cuối tuần rảnh rỗi làm 5 món ngon này người khó tính cũng thích ngay

1. LÒNG KHÌA NƯỚC DỪA

Nguyên liệu:

– 1,5kg lòng các loại: lòng non, dạ dày, khấu đuôi…

– 1 trái dừa tươi khoảng 500ml (nước ngọt)

– Gia vị, tỏi, hành, ớt

– Đồ chua ăn kèm

Cách làm:

– Lòng các loại rửa thật sạch. Rửa qua rượu, chanh, muối để khử mùi tanh. Riêng dạ dày bạn có thể bóp và chà xát với bột mì cả trong lẫn ngoài để sạch bẩn và nhớt.

– Luộc lòng cho chín tới. Nước luộc bỏ vài lát gừng, 1 ít rượu trắng, vớt ra bỏ vào nước lạnh để lòng được mềm giòn

– Sau khi luộc xong, cho lòng các loại ướp với 1 ít hạt nêm, 1 ít muối, đường, tỏi ớt giã nhuyễn khoảng 30 phút.

– Phi tỏi cho thơm, cho lòng vừa ướp vào xào xăn lại, cho nước dừa vào khìa (rim) đến khi cạn nước.

– Sốt chấm: Lấy 1 ít nước khìa lúc sắp chín cạn cho thêm 1 ít tỏi, ớt, nước tương hòa đều vào nhau.

– Nếu muốn màu đẹp hơn mọi người có thể thêm 1 ít dầu điều lúc ướp lòng là được.

Khìa xong, cho lòng các loại ra thái miếng vừa ăn. Khi ăn chấm với sốt vừa pha cùng đồ chua ăn kèm nhé!

Món lòng heo khìa nước dừa có dạ dày hơi giòn giòn, lòng và các phần khác dai mềm, ngọt thanh quyện cùng các loại gia vị khác thơm nức ai ăn cũng thích.

Cuối tuần rảnh rỗi làm 5 món ngon này người khó tính cũng thích ngay

2. CHÂN GIÒ GIẢ CẦY

Nguyên liệu:

– Chân giò thui (Thui bằng rơm là tốt nhất, không có thể dùng giấy báo hoặc bếp ga để thui)
– Riềng giã nhỏ
– Củ sả
– Mẻ, mắm tôm, nước mắm ngon và một thìa bột nghệ.

Thực hiện:

Đồ nấu kèm là măng củ cắt miếng bằng ngón tay cái rồi đem luộc kỹ với nước có thả chút muối ít nhất là 3 lần trước khi đem chế biến.

Chân giò thui, sau khi rửa sạch, thấm khô, chặt miếng vừa ăn, bạn đem ướp như sau:

Với 2 cái chân giò to bạn ướp với một bát con riềng giã nhỏ, 3 củ sả lấy phần non băm nhỏ, một thìa canh mẻ, 3 thìa con mắm tôm và 1 thìa canh nước mắm loại ngon. Trộn đều các nguyên liệu này lên và ướp khoảng 1 tiếng cho ngấm vị.

Cho nồi chân giò đã ướp lên bếp, bạn cho 1 thìa canh dầu ăn vào nồi, và bắt đầu xào chân giò.

Trong lúc xào bạn thêm 1 thìa con bột nghệ để món giả cầy của bạn có màu vàng đẹp nhé!

Sau khi xào chân giò hơi săn, bạn trút phần măng củ mà bạn đã luộc kỹ vào xào cùng cho măng ngấm vị.

Măng vào chân giò đã xào săn, bạn cho nước vào nồi sao cho lượng nước sâm sấp bề mặt chân giò. Mình dùng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian ninh nấu.

Sau khi ninh trong nồi áp suất từ 20-30 phút bạn mở nắp, nêm nếm lại vị cho vừa miệng rồi có thể múc ra bát và ăn nóng.

Trời lạnh bạn nên ăn ngay lúc nóng tránh để nguội sẽ làm đông lớp mỡ sẽ không ngon.

Món ăn kèm phù hợp với thịt chân giò nấu giả cầy bạn nên chuẩn bị là bún lá và rau húng.

Cuối tuần rảnh rỗi làm 5 món ngon này người khó tính cũng thích ngay

3. GÀ NƯỚNG

Nguyên liệu:

– 1 con gà khoảng 1-1,2kg, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh rượu nấu ăn vừa đủ, 1 muỗng canh bột thập tam hương (bột 13 hương vị), 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh dầu hào; vừng rang, ớt bột vừa đủ.

– Vài lát gừng, 1 nắm hành lá.

Cách làm:

Bước 1: Ướp gà

– Gà bạn nên nhờ người bán hàng mổ sau đó về làm sạch từ trong ra ngoài.

– Thêm nước tương nhạt, dầu hào, bột ớt, rượu nấu ăn, nửa thìa cà phê muối vào trong một bát, khuấy đều. Sau đó mát xa gà với nước sốt này từ trong ra ngoài.

– Nhồi hành lá và gừng vào trong bụng gà. Sau đó cho cả con gà vào trong túi nilon và để trong tủ lạnh, ướp qua đêm.

Bước 2: Nướng gà

– Sau đó bọc gà vào trong giấy nến và tiếp tục bọc vào giấy nhôm. Sau đó nhét cả bọc gà vào nồi chiên không dầu, nướng 30 phút ở nhiệt độ 180 độ C.

– Sau 30 phút nướng, bỏ giấy ra, cho gà trực tiếp vào nồi chiên không dầu, dùng giấy bạc phủ lên mặt nồi, tiếp tục nướng thêm 30 phút nữa, trong thời gian nướng nhớ lật mặt và theo dõi, nếu gà đã được thì cho ra. Còn nế chưa được thì bạn có thể nướng thêm 1 chút nữa.

– Cuối cùng, rắc ớt bột và hạt vừng rang lên gà và nướng trong khoảng 5 phút là xong.

Như vậy, món gà nướng nguyên con kiểu này vô cùng đơn giản, dễ ăn, da gà bên ngoài vàng ươm thơm nức, giòn giòn, bên trong thịt ngọt mềm vô cùng hấp dẫn.

Cuối tuần rảnh rỗi làm 5 món ngon này người khó tính cũng thích ngay

4. TÔM NƯỚNG BƠ TỎI

Nguyên liệu:

– 700gram tôm sú (hoặc tôm càng)

– 3 muỗng cafe tỏi băm

– 3 muỗng canh bơ lạt

– 250g phô mai mozzarella

Cách làm tôm nướng phô mai:

– Tôm mua về rửa sạch, cắt bớt râu và chân. Dùng kéo hoặc một con dao có đầu nhọn, sắc khía một đường dọc thân lưng của con tôm để lấy chỉ đen.

– Trộn bơ, tỏi băm, phô mai cùng nhau trong một chén con. Sau đó cho phần nhân vừa trộn lên thân từng con tôm và để ướp trong khoảng 10 – 15 phút.

– Nướng tôm: Bật nồi chiên ở nhiệt độ 180 độ C, làm nóng nồi chiên trong 5 phút. Cho giấy bạc vào nồi chiên và xếp tôm vào nồi chiên nướng ở 180 độ trong 15 phút.

– Khi tôm chín, cho tôm ra dĩa. Khi ăn chấm tôm với muối tiêu xanh hoặc muối tiêu chanh đều ngon.

Cuối tuần rảnh rỗi làm 5 món ngon này người khó tính cũng thích ngay

5. ỐC NHỒI THỊT

Nguyên liệu:

– 1kg thịt ốc bươu

– 700gr thịt ba chỉ

– 1 quả trứng gà

– 1 bó sả

– 1 củ gừng nhỏ

– quất, lá chanh

– Ớt, tiêu xanh

– Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu, đường, mắm

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế

– Ốc mua về ngâm với nước gạo nửa ngày. Rửa sạch lại rồi luộc với gừng, sả, lá chanh.

– Khều thịt ốc ra, chà xát lại với chanh và muối nhiều lần cho hết nhớt, sau đó băm nhuyễn (ai thích ăn giòn sật thì băm, ai lười thì cho vào cối xay chung với thịt luôn).

Bước 2: Làm hỗn hợp thịt ốc

– Xay thịt nhuyễn với gia vị và một quả trứng. Sau đó trộn với thịt ốc đã băm, cùng gừng băm và tiêu xanh, ớt xắt lát.

– Đeo bao tay vào và nhồi thật đều để hỗn hợp hoà quyện và dẻo mịn, thì chả sẽ dai ngon.

Bước 3: Nhồi thịt vào ốc

– Nhồi hỗn hợp thịt vào vỏ ốc, chèn thêm cọng sả để dễ lấy chả ra.

Bước 4: Hấp ốc nhồi thịt

– Xếp ốc vào giỏ hấp, cho vào nồi áp suất, chọn chế độ đun sôi trong 15-20 phút.

Bước 5: Pha nước chấm

Sả thái mỏng, ớt xắt lát, gừng băm nhuyễn, quất thái mỏng, lá chanh xắt thật nhỏ. Trộn tất cả lại và pha với nước mắm, đường, nước cốt quất cho vừa khẩu vị.

Khi ăn, chỉ việc lấy thịt nhồi trong vỏ ốc ra chấm đẫm vào trong bát nước chấm chua cay mặn ngọt rồi thả luôn vào miệng, nhai chầm chậm bạn sẽ cảm nhận được vị dai giòn của ốc, của thịt, mùi thơm của các gia vị quyện lẫn, thật hấp dẫn biết bao.

Cuối tuần rảnh rỗi làm 5 món ngon này người khó tính cũng thích ngay

Chúc các bạn thành công!

Theo: Eva

Gửi phản hồi