Cách đun nấu phù hợp với từng loại dầu, mỡ

Dầu thực vật là nguồn chất béo lấy từ các loại hạt và quả có chứa dầu như lạc, ô-liu, đậu nành,… Trong khi đó, mỡ động vật là mỡ lấy từ gia súc và gia cầm, hải sản như lợn, bò, gà, cá hồi, cá thu,… Sau khi chỉ ra cách sử dụng dầu ăn đúng chuẩn để phòng tránh ung thư, bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng Hoàng Thị Thúy Hà, Trung tâm Khám & Tư vấn Dinh dưỡng – Khu vực Miền Trung tiếp tục chỉ ra những ưu điểm của các loại dầu thực vật và mỡ động vật.

Dầu lạc

Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong dầu lạc cao, giàu protein và các vitamin thiết yếu giúp phát triển cơ thể. “Dầu lạc có nhiều vitamin E, yếu tố quan trọng chống lão hóa, tổng hợp hormone sinh dục; nhiều vitamin B1 là thành phần coenzyme thiamin Pyrophosphate  tham gia giải phóng năng lượng từ carbonhydrate, chất béo và rượu bia, chống thừa cân, béo phì. Ở trẻ em, dầu lạc giúp hòa tan và hấp thu các vitamin A, D, K, E. Đây là những vitamin quan trọng giúp hoàn thiện cấu trúc của các mô, đặc biệt là mô não và các hormone”, bác sĩ Hà chỉ ra những ưu điểm của dầu lạc.

Cách đun nấu phù hợp với từng loại dầu, mỡ

Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong dầu lạc cao, giàu protein và các vitamin thiết yếu giúp phát triển cơ thể (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, bác sĩ Hà cho biết dầu lạc còn:

– Giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt, nhiều axit oleic chống lại bệnh mạch vành.

– Trong dầu lạc chứa hàm lượng chất chống oxy hóa Poly- phenol và Resveratrol cao có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, chứng mất trí, và bệnh truyền nhiễm, bệnh nấm hiệu quả.

– Bảo vệ da: Lượng vitamin E trong lạc có tác dụng chống oxy hóa, duy trì tính toàn vẹn của màng tế bào, màng nhầy và da khỏi các gốc tự do là nguyên nhân gây tổn hại cho da. Giữ làn da tươi sáng, min màng.

– Giảm nguy cơ sinh con dị tật ở phụ nữ mang thai: Trong dầu lạc chứa nhiều axidfolic. Các bà mẹ mang thai nếu bổ sung 400 microgam axidfolic mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ sinh con khuyết tật ống thần kinh đến 70%.

– Ổn định đường huyết:  Ở người bị đái tháo đường nên dùng dầu lạc, giàu Mangan, đây là khoáng vi lượng tham gia chuyển hóa chất béo và carbonhydrate, tăng hấp thụ canxi và duy trì mức đường máu luôn ổn định. ¼ chén (bát) lạc có thể cung cấp 30 -35% nhu cầu khoáng Mangan mỗi ngày.

– Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong dầu lạc cao, giàu protein và các vitamin thiết yếu giúp phát triển cơ thể (ảnh minh họa)

Dầu mè

Bác sĩ Hà cho hay: “Dầu mè chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất béo. Đặc biệt là chất béo không bão hòa, các axid béo omega3 và omega6, canxi, kẽm, selen, vitamin E, vitamin nhóm B, do đó phòng ngừa được nhiều bệnh….Đồng thời, dầu mè tốt cho tim mạch, giàu axit oleic có vai trò giảm cholesterol xấu LDL, làm  giảm huyết áp.  Nhiều canxi, kẽm, selen, magie, giúp điều hòa hoạt động các cơ ở tim, giúp cho xương  luôn chắc khỏe khi về già, chống loãng xương”.

– Khi chị em sử dụng dầu mè hệ miễn dịch được tăng cường, hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. Trong dầu mè có nhiều axitfolic, giúp thai nhi trong bụng mẹ phát triển khỏe mạnh, tránh được các dị tật ống thần kinh là chất béo tốt cho phụ nữ mang thai.

Cách đun nấu phù hợp với từng loại dầu, mỡ

Dầu mè chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất béo (ảnh minh họa)

– Các chất chống oxy hóa trong dầu mè, các vitamin có tác dụng kháng viêm, tăng tái tạo colagen, sữa chữa những tổn thương ở da, làm khít lỗ chân lông giúp làn da mịn, rạng ngời, ngăn ngừa lão hóa giúp trẻ lâu.

– Lượng Trytophan, Magie, Canxi, vitamin nhóm B trong dầu mè giúp sản xuất nhiều serotonin có tác dụng giảm đau, cải thiện tâm trạng và giúp ngủ sâu và ngủ ngon giấc.

Dầu Ô-liu

Theo bác sĩ Hà, dầu Ô- liu nhiều chất béo không bão hòa, nhiều chất chống oxy hóa (đặc biệt là vitamin E) có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, phòng xơ vữa động mạch, giảm đau khớp, hạ huyết áp, chống ung thư, giảm cân, trẻ hóa da, tóc, ngăn ngừa lão hóa.

Dầu Ô-liu có tác dụng:

– Ngăn viêm loét dạ dày do giảm vị toan.

– Kích thích tiết mật, tăng hấp thu chất béo do vậy tránh viêm túi mật- sỏi mật.

– Thúc đẩy hệ xương phát triển bằng tăng cường trao đổi chất, duy trì mật độ xương, chống loãng xương (nhiều omega3, omega6 giúp hấp thụ tốt canxi, photpho và kẽm).

– Kiểm soát độ nhạy Insulin giúp kiểm soát đường huyết trong đái tháo đường, cải thiện chức năng não, tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch.

Cách đun nấu phù hợp với từng loại dầu, mỡ

Dầu ô-liu có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, phòng xơ vữa động mạch (Ảnh minh họa)

Dầu hướng dương

Dầu hướng dương mang đến nguồn năng lượng tuyệt vời cho cơ thể, chứa đựng những dưỡng chất thiên nhiên bảo vệ sức khỏe mà ít loại dầu nào có được, giàu  axít béo không no (Omega-3, 6 và 9 ), chất khoáng, chất xơ, các vitamin và đặc biệt là vitamin E.

Bác sĩ Hà chỉ rõ tác dụng của vitamin trong dầu hướng dương: “Hàm lượng vitamin E, acid phenolic và acid choline trong dầu hướng dương cao hơn bất cứ loại dầu thực vật nào rất có lợi trong việc chống ô xy hóa, trung hòa các gốc tự do ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch, do đó có tác dụng ngừa hen và ung thư đại tràng, các bệnh về khớp. Ngoài ra, nguồn vitamin A dồi dào trong dầu hướng dương  giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể”.

Dầu hướng dương rất giàu axit béo chưa no, giúp duy trì tỉ lệ cholesterol máu, giàu lecithin giúp giảm lượng cholesterol xấ nên rất tốt cho tim mạch, có thể giúp giảm nguy cơ trụy tim và các bệnh tim mạch khác.

Cách đun nấu phù hợp với từng loại dầu, mỡ

Dầu hướng dương có tác dụng nhuận tràng, cải thiện quá trình tiêu hóa kích thích gan (Ảnh minh họa)

Dầu đậu nành

Dầu đậu nành là một trong những loại dầu rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch với nhiều ưu điểm vượt trội:

– Cung cấp chất béo không chứa cholesterol lý tưởng. Dầu đậu nành được chiết xuất từ hạt đậu nành chứa đạm dinh dưỡng cao và chất béo bổ dưỡng cùng nhiều sinh tố, khoáng chất. Lượng chất béo tốt trong dầu đậu nành có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu cũng như tăng lượng cholesterol tốt. Đặc biệt, hiệu quả trong việc ổn định cholesterol trong máu, đồng thời vẫn đảm bảo cung cấp đủ lượng chất béo không bão hòa cần thiết cho cơ thể.

– Cung cấp đủ 3 loại a-xít béo không no: Omega -3, Omega -6 và Omega-9. Bộ 3 a-xít béo không no này rất có lợi cho sức khỏe và sự phát triền của não bộ. Ngoài ra, còn có khả năng giảm lượng cholesterol, đẩy lùi bệnh tim mạch.

Cách đun nấu phù hợp với từng loại dầu, mỡ

Dầu đậu nành cung cấp chất béo không chứa cholesterol lý tưởng (Ảnh minh họa)

– Omega-3 giúp phát triển thị lực, thần kinh và làm giảm triglycerids, một loại chất béo mà khi tăng cao sẽ đẩy nhanh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

– Omega-6 đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng cholesterol tích tụ trong mạch máu, phòng chứng loạn nhịp tim, huyết khối và góp phần điều chỉnh huyết áp.

– Omega-9 giảm xơ cứng động mạch, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời giúp ổn định lượng đường.

Dầu hạt cải

Bác sĩ Hà cho hay, dầu hạt cải được đánh giá là một trong những loại dầu ăn tốt nhất cho tim mạch nhờ có một cấu trúc axít béo hoàn hảo, rất giàu omega 3, tiền chất của DHA, chất đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ, võng mạc và hệ miễn dịch.

Sử dụng dầu ăn từ hạt cải thường xuyên sẽ tăng lượng cholesterol tốt (HDL- cholesterol) trong máu, giảm lượng cholesterol xấu (LDL – cholesterol), giảm lượng mỡ trong máu, giảm béo…  là tác nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, bệnh huyết áp…

Đây là  lựa chọn mới cho người giảm cân phòng ngừa bệnh béo phì, phòng tránh rối loại hấp thu chất béo ở ruột, do tác dụng đốt cháy chất béo, làm giảm sự hấp thụ chất béo vào cơ thể của dầu hạt cải.

Cách đun nấu phù hợp với từng loại dầu, mỡ

Dầu hạt cải cung cấp nguồn acid béo lành mạnh với hàm lượng nhỏ chất béo bão hòa (Ảnh minh họa)

Mỡ động vật

Mỡ động vật có nhiều vai trò cần thiết cho cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng, là dung môi tốt để hòa tan các vitamin A, D, E, K.

“Trong mỡ gan cá và một số động vật ở biển có nhiều vitamin A, D và axit arachdonic. Axit arachdonic là axit béo chưa no nhiều nối đôi với chức năng chống oxy hóa bảo vệ cơ thể, có nhiều vai trò đối với sự tăng trưởng của trẻ,  là thành phần cấu trúc của màng tế bào, các tổ chức liên kết, tổ chức thần kinh, của võng mạc mắt,  tác dụng giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, huyết áp”, bác sĩ Hà cho biết.

Các axit béo no trong mỡ nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng tai bệnh tai biến mạch máu não và các bệnh tim mạch. Với người trưởng thành mỡ động vật còn tham gia vào quá trình hình thành và cấu trúc của các hormon sinh dục, duy trì sự mềm mại của làn da. Thiếu cholesterol có thể gây ra các bệnh lý suy giảm sinh dục.

Cách đun nấu phù hợp với từng loại dầu, mỡ

Mỡ động vật có nhiều vai trò đối với cơ thể của trẻ (Ảnh minh họa)

“Mỡ động vật giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ em là yếu tố quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương của trẻ. Vì vậy trong các bữa ăn hàng ngày, cần phải kết hợp sử dụng hài hoà cả dầu thực vật và mỡ động vật, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Giai đoạn kiến tạo cơ thể của trẻ, tỉ số mỡ động vật/dầu thực vật là 70/30; Giai đoạn cơ thể đã trưởng thành tới lúc trung niên, tỉ số mỡ động vật/dầu thực vật là 50/50; Giai đoạn người có tuổi, cao tuổi, tỉ số mỡ động vật/dầu thực vật là 30/70″, bác sĩ Hà cho biết.

Khi xào nấu thức ăn, để đảm bảo vừa ngon miệng vừa giữ được chất lượng của chất béo, chúng ta nên phối hợp như sau: phi một ít hành hoặc tỏi với mỡ rồi cho thực phẩm vào xào, nêm mắm muối vừa đủ, nấu chín rồi cho thêm 1-2 thìa dầu ăn trộn đều rồi bắc ra.

Cách sử dụng các loại dầu ăn

Dầu lạc: Có thể dùng chiên, xào ở nhiệt độ cao (trên 280 độ C) mà không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng dụng dầu lạc trong nấu ăn vì nó có thể gây tăng cân.

Dầu vừng (mè): Chỉ sử dụng cho các món áp chảo hay nướng ở nhiệt độ thấp.

Dầu ô liu: Sử dụng dầu ô liu ở nhiệt độ thường (dành cho các món salad, hấp); không dùng dầu ô liu để chiên, rán hoặc xào món ăn vì ở nhiệt độ trên 200 độ C, dầu oliu có thể bị oxy hóa và không tốt cho cơ thể.

Dầu hướng dương: Có khả năng chịu nhiệt cao nhưng không sử dụng chiên đi chiên lại nhiều lần. Vì việc sử dụng dầu hướng dương chiên lại nhiều lần có thể dẫn đến sự hình thành của chất béo có hại.

Dầu đậu nành: Các axit béo thiết yếu trong dầu đậu nành rất dễ bị hủy hoại trong quá trình chế biến với nhiệt độ cao, kéo dài. Vì vậy, đối với loại đã tinh luyện, bạn nên dùng để trộn salad, cho thêm vào thức ăn như canh, cháo, súp khi gần nấu chín.

Mỡ động vật: Mỡ động vật dùng để làm các món chiên, rán, xào và chỉ nên đun nóng ở nhiệt độ trên 100 độ c đến khoảng 138-201 °C.

(Theo Indiatimes)

Theo Vân Anh/Dân Việt

Author:

Gửi phản hồi