Sắp đến Tết rồi, đây là thời điểm thuận lợi nhất mà các mẹ khéo tay có thể bắt đầu trổ tài làm củ kiệu muối hoặc củ kiệu ngâm đường để ăn Tết rồi đấy.
Em tuy sống ở Hà Nội nhiều năm nay, nhưng Tết năm nào mẹ em cũng gửi ra một ít kiệu Huế. Vì thế, năm nào em cũng làm kiệu Huế cho cả nhà ăn. Có năm mẹ em không gửi được kiệu từ Huế ra, thì em mua ngay kiệu ngoài Bắc mình làm cũng ngon chẳng kém gì. Và nhà em từ lớn tới bé, tất cả đều nghiền món này.
Cách làm món kiệu cũng đơn giản lắm chị em ạ. Sau đây là 2 cách làm củ kiệu ngon tuyệt cú mèo mà bản thân em học lỏm được từ bà, từ chị chồng và của chính mình. Dù làm theo 3 cách nào dưới đây thì củ kiệu đảm bảo ngon tuyệt cú mèo luôn, không bị hăng đâu mọi người ạ. Chưa kể, kiệu lại trắng, vị chua vừa, ăn rất đưa miệng.
1. Kiệu ngâm mía
Củ kiệu rửa sạch, lột vỏ vàng vàng ở ngoài để sao củ kiệu trắng sạch. Chú ý là chị em không cắt lẹm hết rễ kiệu đi đâu nhé để bó không bị dễ thối và nhìn vừa đẹp mắt.
Kiệu rửa sạch sẽ. Sau đó ngâm với nước muối pha loãng 1 đêm.
Kiệu rửa sạch sẽ. Sau đó ngâm với nước muối pha loãng 1 đêm. Khi ngâm nước muối xong, bạn chắt đổ nước muối đó đi. Pha tiếp nước muỗi loãng để đổ vào hũ muối hành.
Xếp 1 lớp hành, 1 lớp mía (mía róc nhỏ nhỏ nhé), xong đổ nước muối loãng vào và nén chặt hũ muối hành. Cứ để vậy độ 10 ngày là dùng được. Vì đã có mía nên không phải thêm đường đâu.
Củ kiệu ngâm mía này làm xong rồi rất lâu chua. Dù để ăn và bảo quản cũng rất lâu. Kiệu muối mía có vị ngọt nhiều hơn chua và ăn thì giòn, ngon. Tuy nhiên, kiệu này không trắng bằng ngâm giấm.
2. Kiệu ngâm đường
Để tiết kiệm thời gian, chị em có thể mua củ kiệu loại người ta đã làm sẵn rồi cho nhanh. Nhưng khi mua về dùng, bạn nhớ phơi lại thêm 1 nắng cho khô hẳn nhé.
Sau đó bắt đầu muối. Tỉ lệ là 1 kg củ kiệu với1 chén đường. Cho 1 lớp củ kiệu vào hủ rồi 1 lớp đường. Cứ như vậy đến hết. Lớp trên cùng bạn cũng để 1 lớp đường nhé.
Thay vì ngâm kiệu bằng đường, bạn có thể ngâm kiệu với mía
Cứ thế, bạn để hũ kiệu như vậy khoảng 2-3 ngày cho đường tan 1 phần (vừa để thấm vào kiệu) thì bắt đầu nấu dấm trắng đổ vào.
Làm kiệu ngâm đường kiểu này kiệu ăn cũng rất ngon và không bị hăng, vị ngọt ngọt chua chua nữa.
3. Kiệu ngâm phèn chua + phơi nắng
Khi mới mua kiệu về, bạn ngâm 1 ngày đêm với nước muối loãng. Sau đó, cắt bỏ đầu đuôi cẩn thận để không cắt vào đầu củ kiệu. Điều này sẽ tránh bị ủng nước khi ngâm. Kiệu sau khi ngâm muối loãng, rửa lại với nước sạch.
Lúc này, pha phèn chua với nước, thả củ kiệu vào đem cả thau kiệu đi phơi nắng 1 ngày (kiệu trắng và giòn). Hôm sau, xả lại kiệu rồi đem phơi nắng 1 ngày.
Pha phèn chua với nước, thả củ kiệu vào đem cả thau kiệu đi phơi nắng 1 ngày (kiệu trắng và giòn). Hôm sau, xả lại kiệu rồi đem phơi nắng 1 ngày.
Khi kiệu khô ráo, cứ 1 kg kiệu thì 400gr đường cát trắng + 1 muỗi cafe muối, trộn đều trong thau, đậy nắp kín. Cứ ngâm như thế khoảng 3 ngày, ngày 1-2 lần đảo kiệu cho đều đường. Khi có nắng lại đem cả thau kiệu ướp đường đậy nắp ra nắng cho đường mau tan và thấm.
Nếu ăn kiệu không hết nhanh và sợ kiệu chua, bạn có thể cho kiệu vào tủ lạnh. Kiệu muối kiểu này có vị chua, ngọt, chút mặn dịu của muối. Kiệu cũng trắng, giòn, mùi kiệu thơm không hăng tí nào.
Linh Lam