Chất tạo nạc hay còn được gọi là chất tăng trọng, trong hóa học, chúng tồn tại dạng hợp chất thuộc họ β- agonist, một chất bị cấm sử dụng trên toàn thế giới. Chất tạo nạc này có tác dụng ngăn chặn sự hình thành phát triển các mô mỡ, đồng thời chúng gia tăng quá trình phát triển mô cơ. Khi sử dụng trong chăn nuôi, đặc biệt nuôi heo, chất tạo nạc tác động, làm thay đổi toàn bộ quá trình trao đổi chất đặc trưng của nội bào. Từ đó, các dưỡng chất cung cấp trong thức ăn cho Lợn thường có tỉ lệ chuyển thành nạc nhiều hơn mỡ.
Làm sao phân biệt được thịt lợn có chứa chất tạo nạc ?
Theo các chuyên gia nông nghiệp, người tiêu dùng có thể nhận biết được thịt lơn an toàn và thịt lợn có chứa chất tạo nạc.
Thịt lợn có chứa chất tạo nạc thường có lớp mỡ mỏngThịt lợn an toàn có lớp mỡ dày, liên kết chặt chẽ phần nạc và mỡ
Lợn nếu được nuôi bằng hóa chất tạo nạc thì làn da mỏng, độ căng da bất thường, có cảm giác như bị ứ nước bên trong, do vậy, khi mua thịt cần tránh chọn thị có biểu hiện sau :
-
Lớp mỡ dưới da mỏng, lỏng lẻo có độ dày chưa đến 1cm.
-
Phần liên kết giữa nạc và mỡ bị tách rời rõ rệt, đồng thời có dịch vàng chảy ra.
Nếu gặp một trong hai biểu hiện, hoặc cả hai thì chắc chắc lợn được nuôi bằng chất tạo nạc. Bởi thông thường lớp mỡ của loại thịt lợn nuôi bình thường có độ dày từ 1,5cm đến 2cm và liên kết phần lạc và phần mỡ chắc, dai. Ngoài ra, 1 số biểu hiện khác của thịt lợn được nuôi bằng chất tạo nạc :
-
Thịt nạc khi thái mềm, không rắn chắc
-
Màu thịt đỏ bất thường
-
Thịt trông sáng bóng, nhưng dễ bị biến màu từ đỏ sang đen hoặc nhạt hơn khi rửa.
-
Khi ăn thịt lợn có chất tạo nạc thường khô, không có vị béo đặc trưng của thịt.
Nắm bắt được một vài điểm nhấn nhỏ, nó giúp bạn dễ dàng phân biệt được thịt lợn có chứa chất tạo nạc và loại thịt lợn an toàn. Nếu bạn có cách phân biệt thị lợn an toàn, hãy chia sẻ nó cho chúng tôi bằng thảo luận phía dưới bài viết.