Cà chua, bánh mì, táo, bông cải xanh là 4 trong số các loại thức ăn quen thuộc có thể giúp cơ thể tăng sức đề kháng mà không phải ai cũng biết.
Không chỉ giảm stress và tăng hệ miễn dịch, nhiều món ăn quen thuộc còn giúp phòng được bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp.
Cà chua
Cà chua có chất lycopene, một loại chất chống oxy hóa hiệu quả.
Lycopene là loại chất cơ thể không thể tự tạo ra được mà chỉ có thể bổ sung thông qua đường ăn uống. Với lycopene, cà chua trở thành nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cơ thể chống lại bênh ung thư và một số loại bệnh khác. Một ly nước ép cà chua mỗi ngày là sự bổ sung hoàn hảo để bạn chăm sóc sức khỏe của mình.
Vitamin A, vitamin C và beta-carotene có trong cà chua hoạt động như các chất chống oxy hóa trong máu làm sạch các gốc tự do gây tổn hại đến máu. Cà chua càng đỏ càng chứa nhiều beta-carotene, một loại chất đặc biệt cần cho máu. Bên cạnh đó, cà chua còn chứa nhiều vitamin K, loại vitamin cần thiết giúp ngăn ngừa xuất huyết.
Sữa chua
Là nguồn canxi dễ hấp thu.
Men vi sinh sống probiotics có trong sữa chua giúp duy trì cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột. Tác dụng của probiotics cũng đã được các nhà khoa học trên thế giới công nhận là có khả năng điều chỉnh sự phản xạ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hiệu quả các vấn đề về đường tiêu hóa.
Men vi sinh có thể bổ sung qua đường ăn uống, có hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện triệu chứng tiêu chảy do tác dụng phụ của kháng sinh, táo bón, rối loạn tiêu hóa…
Theo công bố mới đây của các nhà nghiên cứu tại Đại học Carlifornia, men vi sinh sống probiotics trong yaourt còn có tác động tích cực đến chức năng não và cảm xúc của con người. Các nhà khoa học chia 36 phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi 18 – 55 thành 3 nhóm. Một nhóm ăn sữa chua có chứa probiotics 2 lần mỗi ngày trong 4 tuần, một nhóm ăn sản phẩm sữa có vị giống như sữa chua nhưng không chứa probiotics, và nhóm thứ ba không sử dụng sản phẩm sữa chua.
Sau 4 tuần, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thiết bị quét não để kiểm tra cảm xúc của những người tham gia. Họ phát hiện ra những người ăn sữa chua chứa men vi sinh tăng hoạt động vùng não điều khiển cảm xúc, nhận thức và cảm giác tích cực.
Táo
Táo rất giàu các chất chống oxy hóa, chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe tim.
Chất xơ trong táo giúp duy trì năng lượng trong thời gian dài. Pectin là một dạng chất xơ hòa tan có khả năng làm hạ mức cholesterol trong máu và có lợi ích nhuận tràng.
Uống nước táo ép và xoa nhẹ nước táo lên đầu và vùng thái dương có tác dụng làm giảm căng thẳng, bớt đau đầu và đặc biệt làm giảm chứng mệt mỏi cho bà mẹ mang thai. Các chất chống oxy hóa trong táo không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ, mà còn là tiền đề cho sức khỏe của thai nhi. Mẹ ăn táo thường xuyên sẽ giúp em bé sau khi sinh ra ít bị dị ứng hơn các trẻ khác.
Ăn táo giúp kích thích sản xuất kháng thể và tế bào bạch cầu, mỗi ngày nên ăn một quả táo để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể thai phụ.
Bánh mì
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết chất folate và axit folic có trong bánh mì nguyên cám có thể giúp các dây thần kinh khỏe mạnh.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên có khoảng 400 microgam những chất đó hằng ngày, tương đương với 4 lát bánh mì.
Chất sắt có trong bánh mì giúp tràn đầy sinh lực và giúp não bộ làm việc chính xác và tự tin. Các xét nghiệm lâm sàng cho thấy bánh mì có thể đẩy lùi cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, hay gắt gỏng trong khi làm việc.
Theo một nghiên cứu thì một lát bánh mì trắng cung cấp 0,6 mg trong tổng số 15 mg sắt mà phụ nữ cần mỗi ngày. Vì vậy bốn lát bánh mì mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng lượng sắt và nó thật hữu ích nếu bạn muốn tránh ăn thịt bò và dầu cá.
Bông cải xanh (súp lơ)
Bông cải xanh là thức ăn tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch thuộc loại ‘đỉnh nhất’.
Một số nghiên cứu cho thấy, các chất trong bông cải xanh có thể kích thích hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, bông cải xanh giàu dinh dưỡng, có thể bảo vệ cơ thể tránh bị bệnh tật tấn công. Ngoài ra, loại rau này còn chứa cả vitamin A, vitamin C và glutathione. Có thể thêm một chút pho mát ít béo để làm một món salad với đầy đủ vitamin A, B, C, D giúp cải thiện hệ miễn dịch.
Lượng vitamin K dồi dào trong bông cải xanh có lợi trong việc tăng cường chức năng nhận thức và trí nhớ của bạn. Nó bảo vệ các tế bào não khỏi tác động của các gốc tự do đồng thời cải thiện khả năng chịu đựng của thần kinh. Cho nên loại rau này đặc biệt tốt với những người phải đối mặt với vấn đề trầm cảm và hao tổn trí lực. Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa choline giúp thúc đẩy sự phát triển các tế bào não bộ và củng cố sự liên kết thần kinh.
Các loại rau xanh luôn có trong thực đơn của các chị em muốn giảm cân, giữ gìn vóc dáng thon gọn. Bông cải xanh cũng không ngoại lệ, nó chứa rất ít calo và chất béo khiến bạn cảm thấy no lâu. Loại rau này còn chứa nước, chất xơ và chất khoáng như magie, kali và mangan giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm cân và cơ thể khỏe mạnh.
Cá
Các loại cá nói chung chứa một lượng lớn Omega 3, một dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Đặc biệt, cá hồi và cá mòi chứa hàm lượng Omega 3 cao hơn hẳn cho đôi mắt khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu cho biết thường xuyên ăn các loại cá giàu acid béo Omega-3 có thể kéo dài tuổi thọ. Tiến sĩ Dariush Mozaffarian, PGS về dịch tễ tại Trường Y tế công cộngHarvard ở Boston phát hiện ra rằng những người có nồng độ Omega-3s cao nhất giảm 27% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân so với những người có nồng độ thấp nhất.
Nguy cơ tử vong do bệnh tim ở những người này cũng thấp hơn 35%. Cá chứa protein và acid béo tốt cho tim, các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng chế độ ăn nhiều cá giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. Acid béo Omega-3 có trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ.
Đối với con người, DHA có trong axit béo không no của cá và có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Thiếu chất này con người sẽ giảm trí nhớ, kém thông minh.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, DHA là một dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển tế bào não. Với người già thì lượng DHA có trong cá có tác dụng làm chậm lão hóa bộ não.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá hỗ trợ rất lớn trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai, việc tăng lượng cá trong chế độ ăn là vô cùng cần thiết.
Các loại hạt
Hạt điều, hạt dẻ, đậu phộng rang (lạc rang), quả óc chó đặc biệt giàu chất sắt và kẽm.
Sắt giúp cung cấp oxy cho tất cả các tế bào của bạn, mà có thể ngăn chặn bệnh thiếu máu, kẽm thì rất quan trọng đối với sức khỏe miễn dịch và mắt.
Các loại hạt cũng mang đến một lượng magiê có lợi cho sức khỏe mỗi ngày. Theo một nghiên cứu dinh dưỡng ở Mỹ, Magiê có thể giúp cải thiện trí nhớ và bảo vệ chống lại mất trí nhớ liên quan đến tuổi tác .
Các loại hạt cũng chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống bệnh tim, ung thư, chống viêm và lão hóa sớm. Các nghiên cứu gần đây gợi ý chỉ cần ăn một nắm nhỏ hạt điều hay đậu phộng rang x 4 lần/tuần là có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim và giải quyết được những cơn thèm ăn giữa buổi khi chưa đến bữa chính.
Dầu Oliu
Dầu ô liu được chiết xuất từ quả ô liu, từ nhiều thế kỷ qua được sử dụng rất phổ biến ở vùng Địa Trung Hải.
Không chỉ ngon, dễ sử dụng, dầu ô liu còn làm tăng sức đề kháng. Trong dầu ô liu có chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn nhất và các chất chống oxy hóa – những thành tố có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết, một trong những căn bệnh phổ biến và gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Các axit béo, chất chống oxy hóa và silicium có trong dầu ô liu giúp cân bằng hàm lượng cholesterol và bảo vệ động mạch, làm khỏe hệ tim mạch. Có thể sử dụng từ một đến hai muỗng cà phê dầu ô liu để uống vào lúc sáng sớm trước bữa điểm tâm, có tác dụng chống táo bón, thích hợp với người ít vận động..
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấyloại acid béo có một nối đôi trong dầu ôliu có lợi cho tim mạch. Một muỗng canhdầu ôliu đem lại 120 kilocalo.
Thiên Chương