Thực trạng rau củ quả chứa hóa chất độc hại tràn lan trên thị trường Việt đã khiến người tiêu dùng hoang mang và lo sợ. Hơn nữa, họ vô cùng lúng túng trong cách nhận biết rau củ quả sạch với rau củ quả nhiễm độc.
Dưới đây là mẹo nhận biết rau củ quả chứa hóa chất, rau củ quả Trung Quốc bất kỳ bà nội trợ nào cũng cần:
1. Các loại rau
Màu sắc
Các chuyên gia cho biết, rau có màu xanh quá nhạt so với bình thường, khả năng được trồng dưới tác động của phương pháp nhân tạo rất cao. Đặc biệt, nó có thể được trồng trái mùa trong nhà kính và nhận được sự hỗ trợ của các loại thuốc gây hại cho sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu khoa học, rau được trồng tự nhiên, khi trao đổi chất dưới ánh nắng mặt trời sẽ thúc đẩy chất chất diệp lục sản sinh. Nhờ đó, rau có màu xanh đậm hơn (Ảnh minh họa)
Mùi vị
Thông thường, mỗi loại rau có một mùi vị và đặc trưng riêng. Vì vậy, người thưởng thức ngửi rau có mùi khác lạ mùi thật của nó thì khả năng rau đã hấp thu một lượng thuốc trừ sâu quá nhiều.
2. Cà chua
Độ cứng
Cà chua phun nhiều thuốc tăng trưởng sẽ trở nên cứng, kể cả khi nó đã chín đỏ. Do đó, người tiêu dùng nên chọn những quả chín mềm. Các chuyên gia khuyến cáo, trường hợp buộc phải sử dụng cà chua có chất tăng trưởng, chị em nội trợ nên để cà chua ở nhiệt độ thường khoảng 2-3 ngày. Khi chúng đã chín mềm tự nhiên thì đem sử dụng, vì chất làm đỏ cà chua (lycopene) có hại cho sức khỏe sẽ phai bớt.
Người tiêu dùng nên chọn những quả cà chua vỏ đỏ, chín mềm (Ảnh minh họa)
Màu sắc
Cà chua ngoài đỏ trong xanh chứng tỏ chúng ngậm thuốc ép chín. Chất thuốc này làm cho trái cà chua chín không đều. Bởi vậy, người tiêu dùng không nên và hạn chế lựa chọn những trái như vậy!
3. Củ cải nứt
Gia đình yêu thích các món chế biến từ củ cải cần lưu ý tới trạng thái ban đầu của nó. Theo các chuyên gia, củ cải bị nứt toác là dấu hiệu của việc ngậm thuốc kích thích tăng trưởng quá nhiều. Khi đó, củ cải sẽ phát triển không theo tự nhiên, dẫn đến nứt, vỡ,…
4. Phân biệt một số loại rau củ quả Việt Nam – Trung Quốc
Rau củ quả | Việt Nam | Trung Quốc |
Cà rốt | – Củ nhỏ, tươi ngon và thường có cuống. – Rễ nhỏ li ti trên thân. – Củ màu hồng nhạt, ngả sang vàng. |
– Củ đều, to, bóng và không có cuống, rễ – Đầu thường đen do để lâu. – Màu đỏ tươi đậm. |
Khoai tây | Kích thước củ vừa phải, không đồng đều và hình bầu dục tròn. – Vỏ mỏng, dễ trầy và mắt củ cạn. – Khi thái lát, miếng khoai có màu vàng nhạt. |
– Củ to, vỏ ngoài trắng hơi vàng và dễ bóc. – Ít tép và tép khá to. – Thường có vị hăng, the và ít thơm. |
Tỏi | – Củ nhỏ, vỏ ngoài có màu trắng hoặc nâu tím và khó bóc. – Nhiều tép và tép nhỏ. – Vị the, mùi thơm, cay nồng đặc trưng |
– Củ to, vỏ ngoài trắng hơi vàng và dễ bóc. – Ít tép và tép khá to. – Thường có vị hăng, the và ít thơm. |
Bắp cải | – Trái to, hình trong đẹp. – Lá bên ngoài có màu xanh nhạt, cá cuốn chặt, khó bóc. |
– Trái nhỏ, hình tròn. – Lá bao bên ngoài màu xanh đậm, lá cuốn không chặt và dễ bóc. |
Súp lơ | – Hoa lơ ít đồng đều, có sự sần sùi. – Cuống súp lơ có màu xanh nhạt. – Phần thân và phần bông to. |
– Búp lơ đều nhau. – Cuống có màu xanh đậm. – Múi to. |