Thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản đều có các dấu hiệu hư hỏng khác nhau. Tùy thuộc vào loại thịt, bạn có thể cần theo dõi mùi khó chịu, kiểm tra màu sắc hoặc kết cấu, và có các biện pháp phòng ngừa để tránh làm hư sớm. Nắm được các dấu hiệu nhận biết thịt bị hư hỏng, bạn có thể giúp cho bữa ăn của gia đình mình thêm an toàn và lành mạnh. Theo WikiHow, sau đây là các cách nhận biết các loại thịt đã bị hư hỏng.
Nhận biết thịt đỏ bị hỏng
Kiểm tra thời hạn của thịt
Thời hạn sử dụng đối với thịt đỏ khoảng 1-3 ngày nếu nó còn sống và 7-10 ngày nếu nó được nấu chín. Vứt bỏ bất kỳ thịt nào đã qua ngày hết hạn này để tránh bị ngộ độc thực phẩm.
Kiểm tra mùi của thịt
Thịt đỏ khi có dấu hiệu bị hỏng thường có mùi riêng biệt, hăng và có mùi hôi. Vứt thịt của bạn đi nếu nó có những mùi không tốt, đặc biệt là nếu ngày hết hạn của thịt đã qua.
Đừng nhấn mũi của bạn gần thịt để ngửi nó. Thay vào đó, hãy dùng tay cầm miếng thịt và di chuyển miếng thịt hướng về phía mặt bạn để kiểm tra hương vị của nó.
Vứt bỏ thịt đỏ nếu để trong tủ lạnh hơn 5 ngày
Thịt để được trong tủ lạnh được bao lâu phụ thuộc vào việc nó được xay nhỏ hay cắt lát. Thịt mỡ có thể để trong tủ lạnh từ 1-2 ngày sau ngày bán ra. Các loại thịt, bít tết, nướng có thể kéo dài từ 3-5 ngày.
Thịt có thể kéo dài hơn nếu nó được bảo quản đông lạnh. Nếu bạn muốn cất trữ thịt của mình cho nhiều ngày sau thì nên trữ đông cho nó để tránh bị hư hỏng.
Tránh ăn thịt đỏ khi có màu xanh lá cây
Thịt đỏ phải đảm bảo không có màu lạ như xanh lục hoặc xanh lục nâu. Ảnh: Internet
Thịt có màu xanh lục hoặc xanh lục nâu thường không an toàn khi ăn, mặc dù khi có màu nâu mà không có màu xanh lục, không nhất thiết là dấu hiệu của sự thối rữa. Thịt có lớp vỏ bóng láng cũng thường bị hỏng, vì đây là một dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đã phá vỡ chất béo trong thịt.
Khi nghi ngờ về màu thịt, hãy ném nó đi.
Nếu bạn cảm thấy một lớp phủ trơn trượt, nhầy trên bề mặt thịt hãy bỏ chúng đi. Vì điều này thường có nghĩa là vi khuẩn đã bắt đầu nhân lên thịt.
Nhận biết gia cầm bị hỏng
Thịt cho mùi hôi
Gia cầm tươi thường không có bất kỳ mùi hôi hay mùi đặc trưng nào. Nếu gia cầm có mùi khó chịu khác biệt, hãy vứt nó và lau chùi tủ lạnh hoặc tủ đá của bạn. Mùi hôi vì bị hư hỏng của thịt gia cầm sống thường “nảy nở” nếu khu vực cất trữ không được làm sạch kỹ.
Baking Soda là một chất làm sạch hiệu quả để loại bỏ mùi hôi.
Tránh ăn thịt gia cầm có màu xám
Gia cầm tươi sống có màu hồng nhạt. Ảnh: Internet
Gia cầm tươi sống, có màu hồng nhạt, và gia cầm nấu chín nên có màu trắng. Khi màu của thịt chuyển sang màu xám rất có thể thực phẩm đó đã trở nên tồi tệ và chúng ta không nên mua hoặc ăn chúng.
Kiểm tra kết cấu của thịt
Mặc dù gia cầm sống có thể có một màng mỏng, nhưng không có lớp phủ chất nhầy. Nếu bạn cảm thấy thịt gia cầm có chất dính hoặc trơn trượt quá mức, hãy ném nó đi.
Rửa tay sau khi xử lý thịt gia cầm sống cho dù nó có bị hư hỏng hay không.
Tìm nấm mốc trên thịt gia cầm đã nấu chín
Ngoài tất cả các dấu hiệu trên, gia cầm nấu chín có thể bắt đầu nấm mốc nếu nó đã bị hỏng. Không nên cố gắng loại bỏ nấm mốc hoặc ăn các phần không mốc nếu bạn nhận thấy điều này trên thịt gia cầm đã nấu chín của bạn. Hãy bỏ toàn bộ chúng để tránh ngộ độc thực phẩm.
Nhận biết hải sản bị hư hỏng
Tránh hải sản có mùi khả nghi
Trái với ý nghĩ chung, hải sản tươi không nên có mùi tanh. Nó có thể có mùi giống như động vật biển ướp lạnh, nhưng không nên có mùi nồng hoặc tanh khó chịu.
Nếu hải sản của bạn có mùi hôi nên đem bỏ chúng. Hãy thưởng thức hải sản tươi sống trong khi bạn ở siêu thị hoặc cửa hàng an toàn để cảm nhận mùi vị của nó.
Hải sản nên có vỏ ngoài sáng bóng. Các hải sản đã khô thường bị hư hỏng.
Cá tươi mắt sẽ không đục, mang có màu hồng nhạt. Ảnh:Internet
Với cá, nếu là cá tươi, mắt cá sẽ không đục và chỉ hơi lồi ra. Mang của nó có màu đỏ hoặc hồng nhạt, không có màu tím hoặc nâu. Tránh những con cá có vẩy giống như chúng đang bong ra.
Không ăn cá với màu lạ
Thịt cá tươi thường có màu trắng, đỏ hoặc hồng nhạt với một màng mỏng lỏng. Nếu thấy thịt có màu xanh hoặc màu nâu và một chất lỏng dày đặc chảy ra từ nó thì cá của bạn có thể đã trở nên tồi tệ.
Kiểm tra hải sản sống trước khi nấu
Hải sản nên được chế biến khi chúng còn sống. Các loại hải sản như sò ốc, thường bị hỏng nhanh chóng sau khi chúng chết. Sò, trai, hến… còn sống khi vỏ của chúng đóng lại lúc chúng ta chạm vào. Cua hoặc tôm, tép… còn sống khi chân chúng còn di chuyển.
Đừng ăn động vật có vỏ đã chết hàng giờ trước khi nấu.
Theo Pháp luật TPHCM