Mùa hè mà được thưởng thức món chè khoai môn ngon dẻo, thơm bùi mát lạnh thì còn gì bằng. Cách nấu chè khoai môn không khó, chị em hãy thử nhé!
Bên cạnh các món chè bưởi, chè đậu đen thì chè khoai môn cũng đang rất được mọi người yêu thích. Với sự kết hợp của miếng khoai môn bùi bùi, dẻo dẻo thơm thơm và ngọt béo ngậy của nước dừa đã tạo nên một mùi vị hấp dẫn vô cùng.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
– 300gr khoai môn
– 70gr bột năng
– 50gr đường
– Nếu bạn muốn sử dụng màu thì dùng nước ép lá dứa hay nước hoa đậu biếc.
– 1 trái dừa non
– Phần nước đường: 150gr đường; 400ml nước; 200ml nước cốt dừa.
– 50gr bột năng để riêng dành áo viên bột.
PHẦN 2: CÁCH NẤU CHÈ KHOAI MÔN
1. Cách chọn khoai môn ngon
Ở chợ bán nhiều khoai môn nhưng không phải củ nào cũng ngon, vì thế chị em có thể tham khảo cách chọn khoai môn dưới đây:
– Để có được củ khoai môn ngon và nhiều bột, bạn hãy chọn mua những quả có kích thước vừa phải.
– Những của khoai khi bổ ra sẽ có màu trắng đục, nhiều vân tím thì đó chính là củ khoai môn thơm ngon nhiều dưỡng chất nhất.
– Những đồ ăn, rau củ quả nếu đúng mùa vụ thì nó sẽ rất tươi ngon và bổ dưỡng, còn nếu bạn mua những thứ đó trái mùa thì nguy cơ bị ngộ độc là rất cao bởi vì những thực phẩm đó thường phải dùng đến hóa chất. Khoai môn cũng tương tự, bạn có thể chọn khoai theo mùa.
Những của khoai khi bổ ra sẽ có màu trắng đục, nhiều vân tím thì đó chính là củ khoai môn thơm ngon nhiều dưỡng chất nhất (Ảnh: Internet)
2. Dinh dưỡng của khoai môn
Khoai môn có thể cung cấp các chất như đạm, tinh bột, chất xơ, kali, các loại vitamin A, C, B, E… cho cơ thể, giúp chống lại các chất gây lão hóa, làm gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng. Chỉ 100g khoai môn có thể cung cấp tới 109 kcal với một lượng dinh dưỡng phong phú cùng vitamin.
Ngoài vitamin, chất xơ…, khoai môn còn chứa rất nhiều khoáng chất như magnesium, phosphorus, potassium (kali). Potassium rất quan trọng cho sự điều hòa chức năng tim và huyết áp. Magnesium thì giúp chuyển hóa mỡ, chất béo, protein và tăng cường miễn dịch. Magnesium cũng rất cần thiết cho những hoạt động chức năng tế bào.
Bên cạnh đó, khoai môn còn giúp chúng ta kiểm soát trọng lượng cơ thể, cải thiện sự vận động của đường ruột, vì thế rất có hiệu quả trong việc giảm cân. Ngoài ra, nó cũng có khả năng chống oxy hóa rất cao.
Vì thế, thỉnh thoảng ăn chè khoai môn cũng rất tốt cho cơ thể.
3. Cách chọn dừa non cho thêm vào chè
Dừa non có màu da xanh tươi, cùi dừa thì mềm. Bên cạnh đó bạn có thể tìm dừa non bằng cách bấm tay. Khi bấm móng tay vào cùi dừa thì dừa sẽ ra nước sữa có vị thơm ngậy đặc trưng. Bổ dừa ra làm đôi, vì dừa non mềm hơn dừa bánh tẻ.
Theo kinh nghiệm của những người mua bán dừa thì để nhận biết dừa non thì lấy móng tay cào phần vỏ dừa gần cuống, nếu cào ra vỏ dễ dàng thì còn non. Mứt dừa non hiện nay được nhiều người ưa chuộng để nấu chè, làm thạch.
4. Bột năng là bột gì?
Bột năng được biết đến là loại bột khá thông dụng được sử dụng rất nhiều công thức nấu ăn hay làm bánh. Loại bột có khả năng tạo nên độ đặc sánh cho món ăn mà không làm thay đổi hương vị món ăn.
Bột năng còn có tên gọi là bột sắn, bột đao (ở miền Bắc) và được gọi với tên bộc loc (theo phương ngữ miền Trung và miền Nam), bột năng thực chất được xem là loại bột được lấy từ củ khoai mì (củ sắn).
Bột năng có màu trắng tinh khiết, mịn và có những tính chất đặc trưng điển hình về độ dẻo dai và có độ nhớt cao, ngoài ra bột năng còn có tính kết dính tốt khi thực hiện hồ hóa. Bột năng thường được làm với 100% tinh bột và tồn tại rất ít tạp chất, với độ mịn hoàn hải và không có mùi chua, độ ẩm của bột năng trong khoảng 13%, độ trắng lên đến 92%, bột năng thường không sử dụng những hóa chất độc hại trong quá trình chiết xuất.
Bột năng có công dụng chính là làm đặc sánh cho các món ăn và được sử dụng làm phụ gia cho các loại sốt, bánh, chè… Bột năng góp phần làm cho hỗn hợp đặc sệt lại và có độ kết dính ở các món ăn có nước, và hơn thế nữa bột năng còn được sử dụng để làm một số món bánh đặc trưng như: bánh da lợn, bánh phu thê, bánh canh, bánh bột lọc…
5. Nước cốt dừa
Thực tế, bạn có thể mua nước cốt dừa đóng hộp ở siêu thị. Nhưng nếu không thích nước cốt dừa làm sẵn, bạn có thể tự làm nó ngay tại nhà theo cách dưới đây.
Nguyên liệu:
– Dừa già: 2 quả, bạn chọn quả dừa đã già hẳn và khi sóc sóc cảm thấy nặng tay và nghe rõ tiếng nước dừa bên trong
– 4-5 chén nước ấm hoặc nước lạnh cũng được (nói chung là nước sạch đó bạn)
– Một chút đường trắng (nếu bạn thích thì dùng) vì nước dừa đã già thì thường có vị chua nên chắc bạn sẽ cần dùng tới đường đó(cái này chỉ để dùng uống nước dừa thôi.
Cách làm:
– Gọt/nạo sạch phần vỏ nâu bên ngoài của cùi dừa để miếng dừa thật trắng, sau đó rửa sạch. Thái càng nhỏ càng tốt hoặc thái mỏng để xay cho dễ.
– Đặt phần dừa đã được gọt vỏ và thái nhỏ vào máy xay hòa với 4 chén nước ấm, xay đến khi nào dừa nhừ nát thì thôi (chia nhỏ dừa thành nhiều phần để xay cho dễ).
– Dùng dụng cụ lọc để lọc sửa dừa từ máy xay ra, chắt lấy phần nước cốt dừa lọc từ đó ra cho vào cốc sạch.
– Sữa dừa/nước cốt dừa bạn có thể để trong bát, trong lọ hoặc trong bình thủy tinh để trong tủ lạnh và sử dụng theo nhu cầu. Bã dừa sau khi lọc bạn không nên vứt đi, bạn có thể dùng nó để nấu xôi dừa hoặc nấu chè rất ngon và ngậy.
6. Cách nấu chè khoai môn
Bước 1: Dừa non thái sợi.
Bước 2: Sơ chế khoai môn
– Cần rửa sạch vỏ, vứt bỏ các phần bị hỏng, phải khoét bỏ vùng khoai có mầm vì ở các loại này có nhiều độc tố, ăn sẽ bị ngộ độc.
– Không nên gọt vỏ khoai môn quá dày sẽ làm mất đi lớp protein rất tốt tồn tại ở sát lớp vỏ của củ.
– Đối với người có da nhạy cảm, khi gọt khoai nên đeo găng để không bị ngứa.
– Khoai môn sau khi gọt vỏ đem rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Có 2 cách để làm khoai chín khoai là hấp và luộc, bạn có thể chọn cách nào tùy ý. Bạn nên chọn cách hấp như vậy sẽ không làm cho khoai mất nhiều chất và sẽ ngon hơn. Sau đó đem dầm nhuyễn.
Bước 3: Khoai đang còn nóng cho vào âu cùng bột năng và đường, mang bao tay nhồi mịn.
Bước 4: Sau đó vê dài, tròn, rồi cắt khúc ngắn vừa ăn. Hoặc bạn cũng có thể viên tròn khoai môn thành những viên bi cũng rất ngon và đẹp mắt. Tuy nhiên, vê dài và cắt khúc sẽ đỡ tốn thời gian hơn.
Bước 5: Nếu bạn muốn tạo màu từ nước ép thì cho nước ép màu vào khi khoai còn đang nóng và cũng tăng lượng bột năng nhằm bảo đảm bột mịn dẻo không bị nhão.
Cho các miếng vuông khoai vào khay, rồi cho bột năng vào áo đều. Cuối cùng loại bỏ bột thừa. (Bước này giúp viên khoai dẻo của bạn sau khi luộc có 1 lớp mỏng bột trong nhìn hấp dẫn hơn).
Bước 6: Nấu 1 nồi nước sôi, cho các miếng khoai vào luộc lửa vừa.
Khi khoai nổi lên luộc thêm vài phút nữa thì vớt khoai lang dẻo ra cho vào khay nước đá lạnh. Việc vớt khoai cho vào đá lạnh giúp khoai nhanh nguội và săn lại, không bị nát nhũn.
Bước 7: Nước + đường cho vào nồi, bắc lên bếp nấu sôi với lửa nhỏ. Nước đường sôi khoảng 5-7 phút thì vớt khoai lang dẻo cho vào nấu 4-5 phút.
Sau đó cho nước dừa và dừa non thái sợi vào đảo đều là tắt bếp.
Chè khoai môn cho ra chén, chan nước cốt dừa vào cùng ít dừa non bào là hoàn tất. Mùa hè bạn có thể cho chè khoai môn vào tủ lạnh hoặc cho đá lạnh để thưởng thức.
III. YÊU CẦU THÀNH PHẨM
– Chè khoai môn có mùi thơm đặc trưng của khoai, lại dẻo dẻo bùi bùi. Dừa ngon giòn sần sật, ngọt thanh vô cùng hấp dẫn. Nước cốt dừa béo ngậy quyện lẫn vào trong các nguyên liệu taoh nên hương vị thơm ngon vô cùng.
– Phần khoai môn được tạo màu nhin vô cùng bắt mắt.
– Chè sánh đặc, các nguyên liệu hòa quyện.
– Ăn chè khoai môn với đá lạnh thì còn gì bằng.
Với cách nấu chè khoai môn này dù là mùa đông hay mùa hè bạn đều có thể thực hiện được. Bạn có thể ăn lạnh hoặc ăn nóng đều được. Nếu ăn lạnh bạn có thể cho vào tủ lạnh hoặc cho đá vào ăn cùng giải nhiệt mùa hè. Chè khoai môn cũng có thể được ăn kem trân châu nếu thích.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách nấu chè khoai môn hấp dẫn nhé!
Theo Eva