<
p align=”justify”>Cá bống thệ béo tròn, thơm ngon và được coi là loài hải sản quý hiếm, giàu dinh dưỡng ở Huế.
<
p align=”justify”>Cá bống thệ hay còn gọi cá thệ, trước đây dùng để tiến vua, thường có nhiều ở vùng đầm phá Tam Giang. Cá xuất hiện nhiều vào mùa mưa và sau này trở thành món ăn phổ biến trong bữa cơm của người trong vùng.
<
p align=”justify”>Cá thệ rất nhỏ, chỉ bằng ngón tay cái, sống trong các hang hốc ở tầng đáy các đầm phá, rất nhạy cảm với âm thanh nên chúng nhanh chóng ẩn nấp trong các đám rong rêu, rất khó phát hiện.
<
p align=”center”>Cá bống thệ. Ảnh: haisan14.
<
p align=”justify”>Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, không phải vị vua nào ở Huế cũng thích ăn cao lương mỹ vị. Nhà nghiên cứu còn chỉ ra, bữa cơm của vua Duy Tân, vua Bảo Đại đều dùng cá bống thệ để kho rim hay nấu canh.
<
p align=”justify”>Để bắt được cá bống thệ phải là những ngư dân có kinh nghiệm dày dặn, hiểu đặc tính của loài thủy sản này theo chu kỳ lên xuống của con nước.
<
p align=”justify”>Dù đến Huế có rất nhiều món ngon, món ăn từ cá bống thệ như kho tộ, rim và canh chua bạn không nên bỏ qua.
<
p align=”center”>Tô canh chua cá bống thệ là món ăn phổ biến trong bữa cơm của người dân xứ Huế. Ảnh: haisan14.
<
p align=”justify”>Để làm món canh chua, người chế biến phải chọn những con cá còn tươi. Khi sơ chế, người nấu cho một chút muối vào xát nhẹ để hết lớp vảy mỏng và nhỏ, cắt đầu rồi rửa sạch. Cá được ướp cùng với nước mắm, hạt tiêu, hành, ớt giã nhỏ cho khử bớt mùi tanh rồi để chừng 30 phút, ngấm gia vị.
<
p align=”justify”>Nước dùng để nấu cá gồm cà chua cắt theo múi, thơm (dứa) cắt lát mỏng, thêm chút gia vị cho vừa miệng rồi đun sôi. Trút cá bống thệ đã được ướp gia vị vào nước sôi khoảng 3 phút là chín. Sau đó, người ta cho thêm hành lá, rau răm, rau mùi vào để dậy vị thơm.
<
p align=”justify”>Tô canh chua cá bống thệ có nhiều màu sắc, khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị ngọt thơm của cá, vị chua thanh của cà chua, thơm (dứa), vị cay của ớt nơi đầu lưỡi.
<
p align=”justify”>Ngày nay loài cá này không dễ dàng tìm được vì môi trường sinh thái đã thay đổi. Ngư dân thường đánh bắt thủ công với số lượng không nhiều, cá thường được bán với giá trung bình từ 200.000 đồng một kg và phổ biến trong các nhà hàng, khách sạn lớn, phục vụ khách du lịch.
<
p align=”justify”>Theo Người lao động