<
p align=”justify”>Điều gì khiến thực khách phải ‘nịnh nọt’ chủ quán và chấp nhận ngồi đợi gần hai tiếng giữa tiết trời lạnh giá của Đà Lạt chỉ để được ăn một cái bánh tráng nướng?
<
p align=”center”>Bà chủ với câu trả lời “chất phát ngất” khi có ai hỏi về tên: “I am no name” – ẢNH: LƯU TRÂN
<
p align=”justify”>Người dân ở đây thường truyền tai nhau và không quên giới thiệu với khách du lịch: “Đến cái xứ này mà không ăn bánh tráng nướng “bà khùng” là thiếu sót lớn”.
<
p align=”justify”>“Ăn bánh ở đây không khác gì…. chơi trò hên xui, kiểu như hôm nay bà chủ vui thì mình tới được bà đồng ý bán, còn không thì bà “đuổi thẳng cổ”. Ghê nhất là khi được ngồi đợi bánh thì lại không có quyền lựa chọn vị bánh, bà chủ thích làm vị nào thì mình ăn vị đó”, một anh xe ôm người địa phương lém lỉnh trả lời khi tôi hỏi thăm.
<
p align=”center”>Thực khách phải “nịnh nọt và vâng lời” bà chủ, cộng thêm chút may mắn mới được ăn bánh tráng nướng ở đây – ẢNH: LƯU TRÂN
<
p align=”justify”>Bánh tráng nướng “bà khùng” nằm tại số nhà 61 Nguyễn Văn Trỗi (phường 2, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) do một người phụ nữ luống tuổi làm chủ. Chắc bởi cái tính “nóng như Trương Phi” và “bất cần đời” của bà chủ mà chẳng ai dám hỏi bà tên gì, bao nhiêu tuổi, chỉ biết bà là người gốc Hoa, sống ở phố núi này đã hàng chục năm.
Gọi là quán, nhưng thực chất chỉ là một bếp than hình chữ nhật đặt trên vỉa hè. Bên trái bà chủ có nhiều nguyên liệu như phô mai, pa tê, nồi mỡ hành, khô bò vụn… bên phải là chồng bánh tráng được xếp ngay ngắn, mấy chai tương ớt và đôi ba khay nhựa đựng bánh đã nướng xong.
<
p align=”justify”>Theo lời anh xe ôm lúc nãy, nhóm chúng tôi may mắn được bà chủ chọn làm khách hàng. Bà chỉ tay về phía góc nhà bên trái, nói nhanh: “Ngồi đó đi, năm người vậy làm bốn cái nha. Tôi làm xong cho nhóm trong này, nhóm ở ngoải, tới nhóm bên đây rồi tôi làm cho cô cậu, đợi hơi lâu à nghen”.
<
p align=”center”>Dù phải đợi từ 30 phút, thậm chí vài tiếng nhưng không ai lên tiếng hối thúc hay khó chịu – ẢNH: LƯU TRÂN
<
p align=”justify”>Trong thời gian chờ đợi, tôi được dịp quan sát và trò chuyện với một vài vị khách cùng chung “số phận” như mình. Cậu thanh niên ngồi gần nhóm chúng tôi, vui vẻ kể: “Tụi em lên đây du lịch, cũng nghe nhiều người kể về quán của bà nhưng phải mấy lần ghé mới được ăn”.
<
p align=”justify”>“Tôi công nhận đôi khi tôi cũng hơi nóng tính, tại mình có tuổi rồi, làm nhiều thì mệt nên dễ cáu gắt. Nhưng có những trường hợp khách tự đến kiếm chuyện với tôi, ví dụ như lần trước có nhóm đi mười ba người mà kêu có một cái bánh tráng, tôi hỏi lại một cái ai ăn ai nhịn, thôi không bán, thì họ trả lời “tôi đến chọc bà chửi cho vui chứ tôi không cần ăn bánh”, nghe vậy ai mà không bực cho được”, chủ quán cho biết.
<
p align=”justify”>Tôi thắc mắc tại sao, cậu ấy liền liếc sang bà chủ rồi nói nhỏ như sợ bà nghe: “Hôm trước em ghé thì quán khá đông, chưa kịp nói gì bà đã nói hết bánh. Hôm nay em ghé lại thì quán vắng hơn, cũng còn sớm nhưng bà vẫn nói hết bánh. Em nghe một cô chỉ cách là đi dạo chút quay lại, không ngờ bà chủ nhớ mặt rồi nói “thôi ghé mấy lần cũng tội, ngồi đó đợi đi”, vậy là giờ em ngồi đây”. Tôi sắp phì cười trước câu chuyện lạ đời của vị khách này.
<
p align=”justify”>Khác với tưởng tượng của tôi về việc bà sẽ nổi khùng, bà chủ cười hề hà: “Ai nghĩ tôi khùng thì là tôi khùng, còn ai thấy tôi bình thường thì tôi là người bình thường. Tôi bán bánh tráng nướng này mấy chục năm rồi, một mình tôi làm tất cả các khâu từ mua nguyên liệu, làm mỡ hành, làm nước chấm sốt me cho đến tự làm tương ớt để có mùi vị riêng biệt, rồi cả nướng bánh nữa. Nướng từ chiều đến khuya tôi cũng đuối”.
<
p align=”center”>Sau khi chờ đợi mòn mỏi thì thực khách sẽ được thưởng thức chiếc bánh tráng nướng “bà khùng” nổi tiếng nơi phố núi – ẢNH: LƯU TRÂN
<
p align=”justify”>Bà chia sẻ thêm, mỗi cái bánh tráng nướng để đưa đến tay thực khách phải mất từ 1 – 2 phút chế biến, “nếu khách nào tới tôi cũng nhận, bắt họ ngồi đợi thì cũng tội, còn việc để chọn vị này kia thực chất là tôi muốn khách được ăn thử tất cả các vị bánh của quán cho đỡ ngán mà thôi”. Có nhiều vị khách không hiểu ý bà chủ nên đã hiểu lầm, xảy ra những câu chuyện trớ trêu vô tình tạo nên cái tên “bà khùng”.
Ngồi đợi tầm 1 tiếng 30 phút, cuối cùng cũng đến lượt chúng tôi được ăn bánh. Đầu tiên, bà chủ cho chiếc bánh tráng lên bếp than rực lửa, tiếp theo là một muỗng lớn mỡ hành, rồi tùy theo vị mà có khi bà cho phô mai hoặc pa tê vào. Sau đó bà đập một cái trứng gà lên trên, rắc một nhúm khô bò vụn rồi dùng một cây gỗ to, có phần đầu dẹp để trộn đều những nguyên liệu trên chiếc bánh tráng, làm chín chúng và đưa ra cho khách thưởng thức.
<
p align=”justify”>Cắn miếng bánh đầu tiên, tôi phải công nhận: “Ngon”. Bánh ở đây ngon, giòn và có vị rất đặc trưng. Vị phô mai beo béo hay vị pa tê thơm lừng hòa quyện với trứng gà đánh nhuyễn, khô bò mằn mặn và lớp mỡ hành vừa đủ làm chiếc bánh giòn lớp vỏ, ươn ướt phần nhân bên trên.
<
p align=”justify”>Bánh tráng nướng ở đây có giá 25.000 đồng/cái. Ngoài ra bà còn bán thêm trứng gà nướng giấy bạc và sữa đậu nành nóng. Khi tôi gọi một ly sữa đá, bà liền gạt đi rồi nói: “Thôi con, uống nóng đi, trời lạnh mà uống đá bệnh chết”. Tôi thấy ấm áp vì hành động của bà hệt như cách một người bà quan tâm cháu mình.
<
p align=”center”>Quán bánh tráng “bà khùng” có nhiều hương vị độc lạ như phô mai kết hợp với pate, sốt mayonnaise ăn kèm với cá hộp… – ẢNH: LƯU TRÂN
<
p align=”justify”>Không hiểu sao khi nghe được câu chuyện từ cả hai phía, tôi lại chẳng còn dè chừng hay ác cảm với bà chủ nữa. Thế là tôi tự nhủ, mình đi du lịch, cứ trải nghiệm hết tất cả, dĩ nhiên việc ngồi đợi để ăn bánh tráng nướng “bà khùng” trong cái tiết trời giá lạnh, dù không được chọn hương vị lẫn không được hối thúc, cũng là một trải nghiệm hay ho.
<
p align=”justify”>Lưu Trân
Theo Thanh niên online