Gần đây, trong một đoạn quảng cáo được phát sóng trên các phương tiện truyền thông, nhà sản xuất đã truyền đi thông điệp “Cần đến lớp màng của 200kg gạo lứt để trích ly ra 1 lít dầu gạo”. Nhiều người tiêu dùng đã rất bất ngờ và thắc mắc: công đoạn sản xuất dầu gạo như thế nào mà phải cần đến khối lượng gạo lứt lớn như vậy?
Lớp màng của 200kg gạo lứt nặng bao nhiêu?
Gạo lứt là hạt gạo còn nguyên lớp màng cám bao bọc bên ngoài. Mặc dù lớp màng này rất mỏng (chỉ chiếm 7-8% trọng lượng hạt gạo) nhưng lại chứa 70-80% dưỡng chất quý giá của hạt gạo. Chính vì vậy, sau quá trình xay xát (chỉ còn lại gạo trắng chúng ta ăn hàng ngày), lớp màng cám bị mất đi, đồng nghĩa với phần lớn các dưỡng chất và nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe cũng không còn. Trong gạo trắng, thành phần dinh dưỡng chủ yếu là tinh bột.
Lớp màng cám chỉ chiếm 7-8% trọng lượng nhưng lại chứa đến 70-80% dưỡng chất của hạt gạo lứt
Theo tính toán của phóng viên, với 200kg gạo sẽ thu được tối đa 18kg màng cám gạo. Đem câu hỏi 18kg màng cám gạo sẽ trích ly được bao nhiêu lít dầu gạo đến phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Thành viên Hiệp hội dầu gạo quốc tế, phóng viên được PGS.TS Tú phân tích như sau: hàm lượng dầu trong lớp màng cám của gạo lứt chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 12% (thấp hơn nhiều so với tỉ lệ dầu trong các loại hạt khác như đậu nành, hướng dương), cộng với quy trình sản xuất dầu gạo rất phức tạp, trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều có tỷ lệ hao hụt nhất định…, nên từ 18kg màng cám gạo của 200kg gạo lứt chỉ có thể thu được 1 lít dầu gạo thành phẩm.
Người Việt đang được mua dầu gạo với giá ưu đãi
Để sản xuất dầu thực vật, nhà sản xuất phải áp dụng các quy trình trích ly và tinh chế khác nhau, tùy vào từng loại nguyên liệu đầu vào. Riêng dầu gạo đòi hỏi quy trình sản xuất vô cùng chặt chẽ và nghiêm ngặt, cần đến 7 bước tinh lọc khắt khe để đảm bảo loại bỏ toàn bộ tạp chất, cho ra đời dầu thành phẩm đạt mức độ tinh khiết cao nhưng vẫn lưu giữ các dưỡng chất quý giá trong lớp màng cám gạo lứt. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thực tế không nhiều nước trên thế giới có thể sản xuất thành công dầu gạo. Và nếu sản xuất được, giá thành dầu gạo cũng thường cao hơn so với các loại dầu thông thường.
Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, giá thành một chai dầu gạo nguyên chất Simply tại Việt Nam hiện nay đang ở mức khá “vừa phải” với người tiêu dùng, chỉ cao hơn giá thành một chai dầu thực vật thông thường khoảng 20-30%. Trong khi ở các nước phát triển như Nhật, Hàn, New Zealand, sự chênh lệch này có thể lên tới 50-70%.
Mức giá ưu đãi này chủ yếu đến từ hai yếu tố: lợi thế nguồn nguyên liệu (VN là nước sản xuất và xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới) và các thế mạnh của đơn vị sản xuất, cụ thể là tập đoàn Wilmar (Singapore). Wilmar – “cha đẻ” của thương hiệu Simply là tập đoàn sản xuất nông sản hàng đầu châu Á. Tại Việt Nam, đơn vị này đã đầu tư quy trình khép kín, từ thu mua nguyên liệu đến chế biến và phân phối sản phẩm, tận dụng gần 100% các thành phần của hạt lúa.
Cụ thể: sau quá trình xay xát, lớp vỏ trấu được tận dụng làm chất đốt tạo ra năng lượng trong các nhà máy, gạo trắng được dùng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, lớp màng cám giàu dinh dưỡng được trích ly dầu để sản xuất dầu gạo, sau đó phần bã cám được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi chất lượng cao… Nhờ vậy, dầu gạo Simply của Wilmar tại Việt Nam có lợi thế cạnh tranh rất lớn về chất lượng sản phẩm cũng như giá bán.
Tập đoàn Wilmar tại Việt Nam phải đầu tư công nghệ hiện đại, quy trình cực kỳ nghiêm ngặt để sản xuất dầu gạo nguyên chất Simply
Với giá thành hợp lý và các công dụng rõ ràng cho sức khỏe, không khó để lý giải sức hút của dầu gạo với người tiêu dùng hiện đại. Theo khảo sát, đa số người nội trợ chọn mua dầu gạo vì các ưu điểm như có điểm bốc khói cao (240 độ C), an toàn khi chế biến các món chiên, xào, nướng; là loại dầu duy nhất chứa Gamma-Oryzanol – dưỡng chất quý hiếm có khả năng chống ô-xi hóa gấp 04 lần Vitamin E, giúp đẩy lùi sự hình thành mảng bám do quá trình ô-xi hoá của cholesterol xấu, từ đó giúp thông thoáng thành mạch máu, thúc đẩy sự tuần hoàn.
Simply là nhãn hiệu dầu ăn được Hội Tim mạch học Việt Nam khuyên dùng.
Có thể nói, với việc sản xuất thành công dầu gạo tại Việt Nam, người tiêu dùng Việt đang được hưởng ưu thế được sử dụng một trong những loại dầu cao cấp và tốt nhất cho sức khỏe tim mạch với giá thành “vừa túi”.
(Khám phá).
Nguồn: Eva