Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, nhiều quý ông rất thích vì vừa khoái khẩu vừa giúp tăng “bản lĩnh phái mạnh”. Thế nhưng không phải ai cũng biết những cấm kỵ này khi ăn hàu để khỏi gặp nguy hiểm cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Theo y học cổ truyền, thịt hàu tính mát, không độc, tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu ăn hàu rất tốt, nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn.
Thịt hàu sống được nhiều quý ông lựa chọn vì trong hàu chứa nhiều kẽm, là chất quan trọng cho quá trình sản xuất tinh trùng, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho nam giới. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, không có cơ sở khoa học cho thấy hàu nấu chín nghèo dinh dưỡng hơn ăn sống.
Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hàu cũng như nhiều hải sản khác rất giàu kẽm tốt cho mọi người. Nhiều người thường chọn ăn hàu sống vì cho rằng bổ dưỡng hơn chín, tuy nhiên phó giáo sư Lâm khuyến cáo chỉ nên ăn hàu sống khi chắc chúng an toàn. Theo bà Lâm thì: “Không có cơ sở khoa học nào cho thấy ăn hàu, hải sản nấu chín nghèo dinh dưỡng hơn ăn sống”.
Tuy nhiên, theo Cục quản lý dược và thực phẩm khuyến cáo, hàu đứng ở vị trí khá cao trong bảng xếp hạng những món ăn mang lại nhiều rủi ro nhất nếu ăn không đúng cách.
Hàm lượng kẽm cao trong thịt hàu giúp làm tăng khoái cảm, khắc phục tình trạng nhược dương, rối loạn chức năng cương dương ở nam giới, giúp họ tự tin hơn trong quan hệ vợ chồng. Nhưng ăn hàu phải ăn đúng cách kẻo có thể gây bệnh cho cơ thể. Ảnh minh họa: Internet
Những lưu ý khi ăn hàu
Hàu là loại hải sản sống ở dưới nước, ăn các loại sinh vật trong bùn, cát, nước biển nên có thể chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh trong đó có sán. Vì thế, ăn hàu sống có khả năng cao bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm sán và các loại ký sinh trùng khác. Vì vậy, khi ăn hàu tốt nhất làm nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
– Khi ăn hàu sống người ta thường ăn với mù tạt để giảm độ tanh, tăng khẩu vị cho món ăn. Tuy nhiên, mù tạt có thể gây kích thích niêm mạc đường mũi, họng, nếu ăn quá nhiều sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi, họng. Đồng thời mù tạt kích thích cả niêm mạc dạ dày nên những người bị đau dạ dày, viêm ruột không nên ăn.
– Tuy thịt hàu chứa nhiều chất bổ và khoáng tố vi lượng tốt cho sức khỏe, nhưng vì đây thuộc loài hải sản sống dưới nước và ăn các sinh vật trong bùn, cát, nước biển… do đó khi ăn thịt hàu sống dễ có nguy cơ nhiễm phải vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp ngộ độc do ăn thực phẩm hải sản tươi sống. Tốt nhất nên nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Ăn hàu khi đã được chế biến chín là cách ăn an toàn nhất cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet
Trong trường hợp muốn ăn hàu sống, để an toàn cho sức khỏe, nên mua hàu biển về, loại bỏ hết hàu chết, hàu ươn (vì loài nhiễm thể rất dễ bị nhiễm độc), và ngâm trong nước mặn, hoặc nước muối để hàu thải hết chất bẩn, rồi hãy ăn (ở chừng mực nhất định). Nếu ăn hàu sống nhiễm khuẩn, cơ thể dễ nhiễm khuẩn Norovirus gây ra viêm ruột, viêm dạ dày. Bên cạnh đó, khuẩn Vibrio có trong hàu có thể gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.
Vì vậy, cần tránh và hạn chế ăn hàu sống/tái, tốt nhất nên nấu chín đến khi hàu mở vỏ ra, nếu không mở thì nên bỏ đi sau khi nấu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Một số cách chế biến hàu thành bài thuốc bổ dưỡng
1. Hàu luộc
Hàu (kể cả sò huyết) luộc chín, ăn với ớt tiêu gia vị thường ngày có tác dụng bổ âm thanh nhiệt lợi tiểu tán kết. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh đái tháo đường.
Nếu ăn hàu sống nhiễm khuẩn, cơ thể dễ nhiễm khuẩn Norovirus gây ra viêm ruột, viêm dạ dày. Bên cạnh đó, khuẩn Vibrio có trong hàu có thể gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu. Ảnh minh họa: Internet
2. Cháo hàu
Thịt hàu 50g, thịt trai 50g, gạo tẻ 100g. Nấu nhừ, ăn 2 lần trong ngày. Chữa tăng huyết áp, nhức đầu chóng mặt, gan suy.
3. Canh hàu rau hẹ
Thịt hàu 150g, rau hẹ 60 – 120g, thêm gia vị, nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm (đạo hãn), bệnh đái tháo đường.
4. Canh hàu ngao cà rốt đậu đỏ
Hàu, ngao, trai biển 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, thêm mắm, hành, bột ngọt và gia vị, chia vài lần ăn trong ngày, liên tục 5 – 7 ngày. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh.
Theo Hòa Thuận (tổng hợp) (Tiền Phong)
Nguồn: Eva