Hóa ra không phải món nào bạn ăn ở nhà hàng cũng được làm từ thực phẩm tươi ngon như mình tưởng tượng.
1. Bít tết chín kỹ (well done)
Cố đầu bếp nổi tiếng người Mỹ – Anthony Bourdain từng tiết lộ rằng, nếu còn thịt đông lạnh đã qua ngày phục vụ, họ có hai lựa chọn: hoặc vứt nó đi, hoặc … để dành làm những miếng bít tết chín kỹ. Vì thế, tốt nhất không nên ăn những miếng bít tết chín kỹ này để tránh gặp phải miếng thịt không còn tươi ngon nữa.
2. Sushi cá hồi
Đầu bếp Hank Scrampton tin rằng bạn nên tránh ăn sushi cá hồi nếu biết chúng được làm ra từ loại cá hồi nước ngọt. Lý do là cá hồi nước ngọt sinh trưởng trong môi trường dễ bị ký sinh trùng tấn công. Nhưng vị đầu bếp này cũng khuyên không cần lo lắng quá mức vì các quy trình được được sử dụng để làm đông lạnh cá có hiệu quả tiêu diệt các vi sinh vật gây hại. “Hầu như tất cả cá cho sushi đều phải tuân theo các quy trình này, và điều đó rất tốt”, đầu bếp nói.
Tuy nhiên, để cẩn thận hơn, tốt nhất bạn nên hỏi người phục vụ loại cá hồi nào được sử dụng để chế biến món ăn: là tươi hay đông lạnh. Nếu có vấn đề gì về tiêu hóa hay lo ngại sức khỏe, tốt nhất là không nên ăn.
3. Món chay
Theo một cuộc khảo sát giấu danh tính của các đầu bếp ở Hoa Kỳ, do Tạp chí Food Network thực hiện, 15% số người được hỏi thừa nhận rằng thành phần thực tế của các món ăn chay trong nhà hàng có thể không hoàn toàn trùng khớp với những món được liệt kê trong thực đơn.
Nếu bạn là người ăn chay quá kén chọn và liên tục nhắc nhở nhân viên nhà hàng về các nguyên tắc của mình, tốt hơn hết bạn nên cảnh giác. Lý do là bởi, để “trả đũa” cho sự khắt khe từ bạn, một số đầu bếp có thể thêm một vài miếng cá ngừ hoặc thịt xông khói vào món salad của bạn.
4. Salad xà lách
Có lẽ bạn sẽ không bao giờ thấy những người làm việc trong các nhà hàng gọi món salad xà lách vào bữa ăn của họ ở đây. Mối nguy hiểm chính là món ăn này trở thành nơi sinh sản của những vi khuẩn thích cư trú trong những hốc ẩm của lá xà lách. Và gần như không thể rửa sạch hết các ngóc ngách của xà lách để loại bỏ kẻ kí sinh có hại đó.
5. Bánh mì
Ba đầu bếp nổi tiếng người Mỹ đã thừa nhận với Tạp chí Food Network rằng những lát bánh mì mà khách bỏ thừa thường được tận dụng chuyển sang cho bàn khác ăn. Tất nhiên, chúng vẫn được làm nóng trước khi mang đi phục vụ, nhưng điều này không đảm bảo độ tươi của bánh.
6. Cá vào thứ 2
Theo cố đầu bếp Anthony Bourdain, phần lớn các nhà hàng ở Âu, Mỹ mua cá của họ vào khoảng thứ 5 và thứ 6 hàng tuần. Chợ cá thường đóng cửa vào cuối tuần và cá chỉ có thể tươi trong ba ngày. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn quyết định tự thưởng cho mình một món cá vào thứ Hai, bạn sẽ phải ăn lại cá cũ của tuần trước, không còn tươi ngon nữa.
7. Hàu
Bạn không nên gọi món hàu trong các nhà hàng không chuyên về hải sản vì nếu để lâu hoặc bảo quản sai cách, hàu cũ có thể dễ dàng gây ngộ độc thực phẩm.
Do đó, tốt hơn hết bạn nên chắc chắn rằng nhà hàng lấy chúng từ các nhà cung cấp đáng tin cậy trong điều kiện tươi mới.
8. Món ăn không phải chính của nhà hàng
Đầu bếp người New York – Michael Armstrong khuyên bạn chỉ nên gọi những món ăn là đặc sản của nhà hàng. “Đừng mong đợi bất cứ điều gì tốt khi đặt mì ống tại một tiệm bánh pizza hoặc cá tại một quán bít tết“.
Vì không phải là món chính nên khách hàng thường ít ăn, do đó nhà hàng ít nhập thực phẩm tươi mới để nấu các món này.
Nguồn: Eva