Không muốn “rước độc vào người” thì đừng cho những món ăn này vào lò vi sóng

Lò vi sóng được sử dụng khá phổ biến tại nhiều gia đình. Tuy nhiên có những loại thực phẩm mà bạn nên tránh cho vào lò vi sóng để an toàn cho sức khỏe.

Không muốn

Cơm

Trong gạo có nhiều vi khuẩn kháng thuốc cao gọi là Bacillus cereus – sản sinh độc tố gây nôn, tiêu chảy. Một số nghiên cứu chứng minh rằng khi nấu cơm trong lò vi sóng làm nóng liên tục và để ở nhiệt độ phòng, Bacillus cereus có thể nhân lên và gây ngộ độc thực phẩm.

Để tránh gạo bị nhiễm độc, hãy đun nấu theo cách thông thường, dùng nồi cơm điện hoặc đun sôi rồi giảm lửa, duy trì độ ấm đến khi chín.

Các loại nấm

Theo các nhà nghiên cứu khoa học về lĩnh vực dinh dưỡng thì không nên cho nấm vào lò vi sóng để làm chín hoặc hâm nóng. Khi nấm được hâm nóng, các vi chất dinh dưỡng bên trong sẽ biến đổi thành nhiều hợp chất gây khó tiêu trong dạ dày.

Trứng luộc

Khi bạn hâm nóng một quả trứng luộc trong lò vi sóng, hơi nước tích tụ từ các phân tử nước gây ra sự tích tụ áp suất. Vì trứng có màng và vỏ mỏng nên chúng không giữ được tất cả áp suất. Điều này dẫn đến việc trứng bị nổ trong lò vi sóng, hoặc khi đã đặt lên đĩa, thậm chí là nổ ngay khi bạn cắn nó.

Cà rốt

Mặc dù cà rốt có thể được nấu chín và làm nóng trong lò vi sóng nhưng cà rốt sống, đặc biệt là những loại vẫn còn vỏ, có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Nếu không được rửa đúng cách và còn cặn bẩn, các khoáng chất trong đất có thể gây ra tia lửa trong lò vi sóng – hay còn gọi là phóng điện hồ quang. Phóng điện hồ quang có thể gây hư hỏng lò nếu nó liên tục xảy ra.

Thịt đã chế biến

Trước tiên, thịt đã chế biến sẵn không phải là loại thực phẩm bỗ dưỡng nhất vì chúng chứa nhiều muối, chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản.

Và khi bạn thêm bức xạ vi sóng vào các loại thịt nguội và đồ hộp, mức cholesterol của bạn có thể tăng lên – nguyên nhân gây ra các vấn đề tim mạch.

Cách an toàn nhất để làm nóng dăm bông hay xúc xích là nướng trên bếp.

Sữa mẹ

Nhiều bà mẹ đông lạnh và lưu trữ sữa để tiện sử dụng cho con. Lò vi sóng không thể làm ấm bình sữa đồng đều, dễ tạo nên những điểm nóng gây bỏng miệng và cổ họng trẻ. Nhựa từ bình sữa được hâm nóng làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo nên hâm nóng sữa mẹ và sữa công thức trên bếp hoặc máy hâm sữa.

Trái cây

Việc cho trái cây vào lò vi sóng sẽ khiến cho lượng dinh dưỡng có trong trái cây gần như mất hết.

Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được cho nho vào lò vi sóng, bao gồm cả nho tươi và cả nho khô. Khi cho thực phẩm này vào lò vi sóng, lượng nhiệt trong lò tỏa ra sẽ khiến thực phẩm sinh nhiệt, tạo ra lửa gây cháy nổ nguy hiểm. Đồng thời, nho bị cháy sẽ tạo ra nhiều khí plasma, khí độc này có thể làm hư hỏng các bộ phận bên trong của lò vi sóng.

Nước

Làm nóng nước nghe có vẻ đơn giản, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều trường hợp bỏng nước xuất phát từ việc làm nóng nước trong lò vi sóng, đặc biệt là khi trẻ em cầm nắm chúng.

Sóng điện từ trong lò vi sóng có thể làm cho nước bị quá mức nhiệt, khiến các phân tử nước không ổn định và có thể gây sôi dữ dội, thậm chí gây nổ.

Ớt

Ớt, đặc biệt là những loại cay, chứa hàm lượng capsaicin cao và dễ cháy. Khi capsaicin tiếp xúc với sóng điện từ trong lò vi sóng, nó bắt đầu bốc khói và có thể dễ bị bắt lửa. Lửa và khói tỏa ra từ lò vi sóng có thể gây kích ứng da và cảm giác bỏng rát.

Thịt gà

Thịt gà là một trong những thủ phạm phổ biến làm lây lan vi khuẩn salmonella, đặc biệt là khi nó không được nấu chín đúng cách. Khi bạn nấu một miếng gà sống trong lò vi sóng, cơ hội đã nấu chín đều và kỹ là rất thấp, vì vậy nó có nguy cơ nhiễm vi khuẩn.

Tốt nhất là nên nấu thịt chín kỹ trên nhiệt trực tiếp như trong chảo, trên vỉ nướng hoặc trong lò nướng.

Rau xanh

Nếu bạn muốn làm chín cần tây, cải xoăn hoặc rau bina hãy hâm nóng chúng trong lò nướng thông thường thay vì lò vi sóng. Khi ở trong lò vi sóng, các nitrat tự nhiên (rất tốt cho bạn) có thể chuyển thành chất gây ung thư.

Thịt hộp

Thịt hộp thường chứa hóa chất và chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng. Các chất này nếu được hâm nóng trong lò vi sóng sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa cholesterol trong đồ ăn sẵn, gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch.

Bánh mì

Khi cho bánh mì vào lò vi sóng sẽ khiến bánh mì bị khô cứng, mềm, rất khó nuốt. Bánh nhanh chóng bị mất đi tính liên kết của các bột nhào nặn nên ăn bánh sẽ không ngon nữa. Vì vậy, nếu bạn muốn làm nóng bánh mì thì tốt hơn hết là bạn hãy để bánh mì vào lò nướng.

Động vật có vỏ cứng

Khi cho vào lò vi sóng các loại động vật có vỏ cứng như tôm, cua, sò… thì chúng sẽ có mùi như cao su. Khi món ăn chín thì sẽ không còn đầy đủ chất dinh dưỡng và mất hết vị ngon của hải sản.

Nước sốt cà chua

Cho nước sốt cà chua vào lò vi sóng tuy không gây nguy hiểm như những thực phẩm khác nhưng nước sốt nóng dễ bắn tung tóe làm bẩn lò. Để tránh trường hợp này, bạn có thể dùng giấy sáp đậy kín miệng đĩa đựng nước sốt để giữ vệ sinh lò.

Theo 24h

Author:

Gửi phản hồi