Với những cách bảo quản trên đảm bảo thực phẩm của gia đình bạn vừa giữ được lâu mà lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nữa.
Phân loại thực phẩm
Việc đầu tiên mà bạn cần làm chính là phân loại thực phẩm trước khi bảo quản hay cất giữ vào tủ lạnh. Điều này sẽ giúp bảo quản được lâu hơn và tiện hơn khi lấy ra dùng.
Cách bảo quản thực phẩm sống
Thực phẩm sống, ví dụ điển hình như thịt, cá, hải sản… thường hay có nước nên rất dễ bị hỏng, ôi thiu. Chính vì thế, trước khi bảo quản trong ngăn đá, bạn cần rửa sạch, sau đó dùng máy hút chân không hút sạch không khí trong túi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cắt nhỏ miếng thực phẩm khi cho vào hộp hoặc túi ni lông, rồi đậy kín hộp và buộc chặt túi rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh.
Khi chế biến, bạn chỉ cần lấy ra và rã đông hoàn toàn thực phẩm. Nên nhớ, bạn chỉ nên rã đông một lượng thực phẩm vừa đủ dùng. Nếu đã rã đông toàn bộ, bạn cần chế biến hết và không đông lạnh thêm lần nữa nhằm tránh việc gia tăng vi khuẩn có hại trong thức ăn.
Cách bảo quản rau củ quả và trái cây
Đối với các loại rau củ tươi, bạn cần cắt bỏ phần rễ và những chỗ bị úa vàng, loại bỏ lá sâu, giập, Sau đó, cho vào hộp nhựa hoặc túi nylon rồi để trong ngăn mát của tủ lạnh.
Với trái cây thì cũng rửa sạch, để ráo rồi cho vào túi buộc kín rồi đưa vào ngăn mát.
Bảo quản thực phẩm sấy khô
Với các loại hải sản phơi khô như cá, mực, tôm, thịt… bạn hãy bọc chúng bằng giấy báo hay giấy bạc rồi cho vào túi nhựa và đặt vào tủ lạnh.
Với các loại thực phẩm khô như măng, nấm, mộc nhĩ, các loại hạt, đỗ…bạn nên phân chia riêng từng loại, rồi cho vào túi nilon rồi dùng máy hàn miệng túi dán kín mép túi lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể bảo quản chúng trong hộp đựng thức ăn, để nơi khô ráo, thoáng mát.
Bảo quản thực phẩm ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp
Đối với các thực phẩm ăn sẵn, bạn nên cho vào hộp và đậy kín nắp lại. Bạn cũng có thể cho vào bát, sau đó lấy màng bọc thực phẩm và bọc kín lại rồi cho vào tủ lạnh, nhằm tránh được các vi khuẩn xâm nhập vào trong.
Với những đồ ăn đóng hộp, bạn để nguyên tình trạng bao bì như ban đầu và cho vào tủ lạnh bảo quản.
Bảo quản thực phẩm chín
Với những thực phẩm nấu chín, bạn phải để nguội rồi đậy kín mới đưa vào tủ lạnh.
Cụ thể với món ăn như thịt kho trứng vịt, cá lóc kho, măng hầm chân giò, mướp đắng dồn thịt… bạn chỉ nên nấu đủ ăn cho khoảng 1,2 bữa và không nên hầm đi hầm lại nhiều lần.
Bánh chưng nên bảo quản trong ngăn mát ở nhiệt độ 5-10 độ C, do thời tiết ở nước ta nóng ẩm, dịp tết thường có nắng nên bánh rất nhanh thiu, mốc. Khi cắt bánh, ăn không hết cần dùng màng che thực phẩm hoặc hộp đựng kín.
Giò, chả nên bảo quản ở nhiệt độ thường dưới 25 độ C. Khi bảo quản đúng cách giò sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát.
Dưa hành: Bạn nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khi ăn dùng đũa sạch gắp dưa hành ra.
Tiểu Bảo (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm