Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao cơm khiến chúng ta cảm thấy uể oải và buồn ngủ?
Tại sao ăn cơm lại khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ?
Gạo rất giàu carbohydrate. Và khi vào cơ thể carbohydrate sẽ được chuyển hóa thành glucose. Lượng glucose trong máu tăng lên sẽ kích thích cơ thể tiết ra hormone insulin để chuyển lượng glucose trong máu vào các tế bào làm năng lượng. Và một khi lượng insulin tăng lên, nó đẩy não đưa các axit béo thiết yếu của tryptophan vào cơ thể, khiến melatonin và serotonin tăng lên và gây buồn ngủ. Thường trong khoảng 3-4 giờ sau khi ăn chúng ta sẽ dễ buồn ngủ.
Tất cả các loại carbs đều có tác dụng tương tự đối với cơ thể, chúng được chuyển hóa thành glucose trong máu. Khi lượng glucose trong máu tăng lên, nó sẽ kích thích cơ thể tiết ra hormone insulin để chuyển lượng glucose trong máu vào các tế bào làm năng lượng.
Nó có phải là một hiện tượng bình thường không?
Theo các chuyên gia, buồn ngủ sau khi ăn cơm là hiện tượng bình thường. Đó là một phản ứng thần kinh bình thường để cơ thể bình tĩnh lại và tập trung vào quá trình tiêu hóa.
Làm thế nào để kiểm soát tình trạng buồn ngủ?
Tốt nhất bạn không nên ăn quá nhiều. Theo các chuyên gia, kiểm soát khẩu phần ăn là cách dễ nhất để tránh buồn ngủ vào ban ngày. Ăn nhiều sẽ khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ. Một bữa ăn nên có 50% rau, 25% protein và 25% carbs.
Ngoài ra, trong khi kiểm soát khẩu phần, bạn có thể ăn ½ bát cơm. Ăn gạo lứt thay vì gạo trắng sẽ giúp giải phóng năng lượng từ từ và không khiến bạn cảm thấy quá buồn ngủ. Bạn sẽ cảm thấy mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng.
Ăn cơm trắng nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu, khiến bạn nhanh chóng buồn ngủ. Hơn nữa nếu ăn kèm cơm trắng với thịt thì bạn thật sự chỉ muốn nằm ngủ luôn.
Ngọc Huyền – Theo timesofindia
Theo: Em đẹp