Những người không ăn được hành sẽ phải nuối tiếc vì những tác dụng tốt không ngờ của hành lá với sức khỏe.
Hành là gia vị khó ăn đối với nhiều người bởi mùi vị hăng. Tuy vậy, nếu bạn thuộc “team không ăn hành” thì hãy cân nhắc lại bởi chúng có tác dụng tốt hơn bạn tưởng rất nhiều.
Chống ung thư
Hành chỉ là gia vị, tỷ lệ trong món ăn không nhiều nhưng nếu ăn chúng thường xuyên sẽ có tác dụng chống lại nhiều bệnh ung thư phổ biến, trong đó giảm 84% nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng và vòm họng; giảm 88% nguy cơ ung thư thực quản, 83% nguy cơ ung thư thanh quản và 25% nguy cơ ung thư vú, 73% nguy cơ ung thư buồng trứng, 73% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và 38% nguy cơ ung thư tế bào thận so với người không ăn hoặc ăn rất ít hành… Những con số này gây bất ngờ cho khá đông người đọc.
‘Khỏe chuyện ấy’
Chỉ đứng thứ 2 sau tỏi, hành lá được chứng minh là một chất kích thích tình dục mạnh. Nó kích thích quá trình tiết hormone nam tính diễn ra, do đó kích thích ham muốn tình dục. Chỉ cần ăn từ 3 lần trở lên một tuần đã có tác dụng cải thiện khả năng giường chiếu của người đàn ông.
Ngăn ngừa tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh phổ biến ở thành thị và tỷ lệ người mắc tiểu đường ngày càng cao. Tuy nhiên, có một cách ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường rất tiện lợi và hiệu quả, đó chính là ăn nhiều hành. Chúng giúp nồng độ glucose trong miệng và tĩnh mạch tiết ra ít. Hành cũng giàu crôm, có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin, giúp chống bệnh tiểu đường.
Lợi tiểu và làm sạch máu
Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút. Nếu mắc các bệnh đường tiết niệu, ngoài việc ăn trong bữa ăn bạn còn có thể uống nước hành và nghệ để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, nó còn tác dụng làm sạch máu.
Tăng khả năng miễn dịch
Ăn hành hàng ngày sẽ giúp bạn bớt bị ốm hơn. Hành làm tăng lưu thông máu và thải độc qua tuyến mồ hôi. Hành chứa allicin, có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nấm da.
Chữa cảm cúm
Đây là tác dụng phổ biến nhất của hành lá. Dân gian lưu truyền món ăn mỗi khi bị cảm là cháo hành, ăn nóng, ăn xong đắp chăn cho toát mồ hôi sẽ dần khỏi bệnh. Điều này đã được khoa học chứng minh là có cơ sở. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng và phòng chống lây cảm cúm từ người khác, tốt cho đường hô hấp, chữa ho, đau họng.
Chống viêm, nhiễm khuẩn
Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang, Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
Ngăn ngừa loãng xương
Khoa học chứng minh rằng trong hành có vitamin K và C, cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ. Đặc biệt, phụ nữ có thể tránh loãng xương và gãy xương bằng cách ăn hành lá thường xuyên, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai bị giảm canxi.
Điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch
Hành nấu hay hành sống cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.
Táo bón và đầy hơi
Ăn nhiều hành sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi. Nếu đang bị táo bón hoặc đầy hơi, bạn thử thay đổi thực đơn với các món ăn có nhiều hành để thử tác dụng, vừa không đau đớn phiền hà, vừa hiệu quả.
Tốt cho dạ dày
Chỉ cần ăn hành từ hai đến ba lần trong một tuần cũng giúp bạn giảm được đáng kể nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày. Khi chế biến thịt, cho thêm ít hành sẽ giúp giảm lượng carcino-gens được tạo ra trong quá trình thịt được đun nấu ở nhiệt độ cao, từ đó giúp cho dạ dày tránh được sự tác động của chất độc hại này.
Giúp sáng mắt
Vitamin A và carotenoid có trong hành lá giúp giữ cho mắt khỏe và ngăn ngừa mất thị lực.
SuZi Nguyễn
Theo: Ngôi sao